Thứ Ba, 12/09/2017 17:22

Dạy trực tuyến cho học trò trường chuyên

Trên 1.200 học Trường THPT chuyên Quốc Học Huế sẽ học trực tuyến. Đây là trường đầu tiên của tỉnh có 100% học sinh tổ chức học trực tuyến ở tất cả các môn, trừ ngoại ngữ 2. Và xem đây là những buổi học chính khóa.

Hướng dẫn cách triển khai Ứng dụng hỗ trợ thông tin phòng chống dịch COVID-19Bộ Y tế khuyến cáo những việc cần làm ngay khi bị sốt, ho, đau họngBộ Y tế công bố ca dương tính với COVID-19 thứ 39

Lợi thế là ngôi trường này là ý thức học tập của các em rất tốt, khả năng tiếp thu kiến thức đồng đều và khá nhanh nên việc nhà trường áp dụng chương trình dạy trực tuyến trong ngày 16/3 là khả thi.

Tuy nhiên, để tất cả học sinh đều tiếp cận được bài giảng, trước tiên giáo viên phải kết nối được với phụ huynh, thống nhất lịch học, tạo điều kiện cho học sinh học bài đúng giờ. Điều này cũng hạn chế tình trạng học sinh dùng điện thoại, iPad làm những việc khác.

Học sinh Trường THPT chuyên Quốc Học sẽ học trực tuyến 

Em Nguyễn Anh Thư, học sinh lớp 11 Trường THPT chuyên Quốc Học Huế cho biết: “Thực ra, lâu nay lớp em cũng đã học theo hình thức này, học qua zalo, email... nên sẽ không gặp khó khăn khi học trực tuyến. Cách học này đòi hỏi học sinh phải có sự chuẩn bị nếu không sẽ không đặt được nhiều câu hỏi với giáo viên khi tương tác qua online”.

Thầy giáo Nguyễn Phú Thọ, Hiệu trưởng Trường THPT Quốc Học cho hay: Trường đã nhận được các phần mềm hỗ trợ miễn phí như Google, SHub Classroom (Phần mềm của Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh), Zoom, Smart Test… để tổ chức dạy học hiệu quả, phù hợp với điều kiện nhà trường. Thuận tiện khi học giao lưu trực tuyến là đội ngũ giáo viên của trường chuyên đều trẻ, có trình độ tiếng Anh và Tin học đều khá tốt.

Với học sinh lớp 12, các em sẽ theo dõi bài học lý thuyết trên sóng truyền hình do Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tổ chức. Còn phần luyện tập sẽ do giáo viên khối 12 của nhà trường thiết kế bài tập để đáp ứng năng lực của học sinh.

Ôn tập nghiêm túc để chuẩn bị cho các kỳ thi (ảnh minh họa)

Còn học sinh lớp 10, 11 sẽ học lý thuyết thông qua sử dụng phần mềm được đưa lên hệ thống (dưới dạng video, tài liệu, câu hỏi ôn tập…). Giáo viên sẽ tổ chức lớp học trực tuyến qua hình thức livestream bài giảng, đưa các nội dung bài học, bài kiểm tra để đánh giá kết quả bài tập của học sinh.

Thầy giáo Võ Anh Tú, giáo viên dạy hóa Trường THPT chuyên Quốc Học Huế cho hay: Chúng tôi sẽ giao bài tập về nhà cho học sinh và sẽ tương tác, giải đáp cũng như cung cấp kiến thức cho học trò. Các em học trực tuyến như những lớp học chính khóa, nhất là mỗi lớp học chỉ có 30 em. Mỗi lớp học đều có thời khóa biểu quy định thời gian nhận bài, nộp bài và tương tác trực tuyến giữa thầy và trò.

Học trực tuyến đòi hỏi học sinh phải có ý thức tự giác, phía giáo viên cũng cần phải có sự đầu tư, thay đổi cách giảng dạy. Giảng dạy trực tuyến cần xây dựng chi tiết, đặt ra nhiều tình huống, tăng cường tính tương tác với học sinh. Đặc biệt, đừng quên lồng ghép kiến thức thực tế để các em không thấy sự nhàm chán. Học sinh có thể tận dụng thời gian này để học thêm những lĩnh vực mình yêu thích. Ví dụ như học thêm một ngoại ngữ hay nghiên cứu thêm những môn học mới”, thầy Thọ cho biết thêm.

Riêng 70 học sinh nằm trong các đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia và 8 em chuẩn bị tham dự vòng 2 chọn đội tuyển quốc gia tham dự các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế cũng đã có kế hoạch ôn tập riêng. Ngoài việc tự học, giáo viên sẽ đưa bài cho các em làm theo chủ đề; đồng thời định hướng những nội dung lý thuyết mới cho học sinh.

Không chỉ học trực tuyến trong trường, học sinh tham gia các giải khu vực được nhà trường kết nối với đội ngũ giáo viên dạy giỏi ở các trường đại học trong và ngoài tỉnh kèm cặp các em theo hình thức dạy online. Tất cả các em đã sẵn sàng cho kỳ thi khi dich COVID-19 bị đẩy lùi.

                                                           Bài, ảnh: Thu Huế                                                                                                                                                    

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quốc Học  tầm nhìn tương lai
Quốc Học & tầm nhìn tương lai

UBND tỉnh có đề án “Phát triển Trường THPT chuyên Quốc Học Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” với hy vọng tạo nên bước phát triển mang tính đột phá, xứng đáng với ngôi trường có bề dày truyền thống và vị thế giáo dục của một vùng đất hiếu học.

Hội thảo lấy ý kiến về đề án Phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
Hội thảo lấy ý kiến về đề án "Phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045"

Sáng 26/10, UBND tỉnh tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về Đề án "Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045” và Đề án “Phát triển Trường THPT chuyên Quốc Học Huế giai đoạn 2022- 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và một số chính sách đối với học sinh, giáo viên Trường THPT chuyên Quốc Học Huế”. Hội thảo do ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì.

Nhân rộng mô hình xét xử trực tuyến
Nhân rộng mô hình xét xử trực tuyến

Thực hiện Nghị quyết số 33 của Quốc hội và chủ trương của Tòa án Nhân dân (TAND) Tối cao về tổ chức phiên tòa trực tuyến (PTTT) đem lại hiệu quả rõ rệt về kinh tế, chính trị. Các chủ trương này xuất phát từ thực tiễn và phục vụ thực tiễn, được Nhân dân đồng tình ủng hộ bởi lẽ phục vụ cho Nhân dân một cách tốt nhất.