Thứ Ba, 27/06/2017 16:17

Đề án "Xây dựng, phát triển đô thị Huế đến năm 2030" sẽ được chia làm 2 giai đoạn

Theo Quyết định số 3342/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 27/12 về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng, phát triển đô thị Huế đến năm 2030", nhiệm vụ phát triển đô thị Huế được chia làm 2 giai đoạn.

Giữ “hồn" Huế khi đô thị hóaNhà máy nước Huế & sứ mệnh văn minh đô thịGiao lưu trực tuyến: "Tương tác" cùng Hue-SChia sẻ kinh nghiệm bảo tồn kiến trúc, cảnh quan đô thị di sảnPhát triển bằng cách riêng của mình!Đảm bảo chất lượng Dự án phát triển đô thị xanh tại HuếBứt phá trên các lĩnh vực để xây dựng Huế trở thành đô thị di sản trực thuộc Trung ương

Thành phố Huế hiện hữu đã rất chật chội, cần phải mở rộng 

Với quan điểm “Xây dựng và phát triển đô thị Huế trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh” trong đó, mục tiêu xuyên suốt là đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Đề án "Xây dựng, phát triển đô thị Huế đến năm 2030" được phân thành 2 giai đoạn.

Cụ thể, giai đoạn 1 (2020-2025), xây dựng, phát triển không gian đô thị Huế đến năm 2025 theo hướng biển, theo trục cảnh quan hai bờ sông Hương làm cơ sở để nghiên cứu lập Đề án Điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng TP. Huế và thành lập các phường thuộc TP. Huế. Phạm vi nghiên cứu bao gồm: TP. Huế hiện hữu; một phần TX. Hương Thủy (các xã: Thủy Vân, Thủy Bằng); một phần TX. Hương Trà (các phường, xã: Hương Hồ, Hương An, Hương Thọ, Hương Vinh, Hải Dương, Hương Phong) và một phần huyện Phú Vang (các xã, thị trấn: Thuận An, Phú Thượng, Phú Mậu, Phú Dương, Phú Thanh); quy mô khoảng 267 km2.

Giai đoạn 2 (2025-2030), trên cơ sở định hướng phát triển của giai đoạn 1, tiếp tục xây dựng, phát triển không gian đô thị Huế theo định hướng của đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thừa Thiên Huế và quy hoạch chung thành phố Huế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với vùng lõi đô thị có quy mô khoảng 348 km2, bao gồm TP. Huế mở rộng có quy mô 267km2 và các thị xã Hương Thủy, Hương Trà.

Trên cơ sở đề án được UBND tỉnh phê duyệt, UBND tỉnh giao trách nhiệm các cơ quan liên quan thực hiện nghiêm túc các công việc đã nêu theo Quyết định trên.

Tin, ảnh: Thái Sơn

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyện phố đêm thành Huế
Chuyện phố đêm thành Huế

Phố đêm không chỉ thuần túy nói chuyện những khu phố về đêm mà chính không gian “phố”, thời gian về “đêm” đó phải là nơi chứa đựng những nét riêng của văn hóa địa phương để giới thiệu, thu hút du khách sau cả “ngày” tham quan, khám phá các nơi khác.

Xây dựng Mái ấm cho người nghèo biên giới
Xây dựng "Mái ấm cho người nghèo biên giới"

Ngày 23/2, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) A Đớt và Đồn Biên phòng Hương Nguyên phối hợp UBND các xã Đông Sơn, Lâm Đớt, A Roàng và xã Hương Nguyên (huyện A Lưới) tổ chức khởi công xây dựng “Nhà cho người nghèo nơi biên giới” trên địa bàn. Tham dự lễ khởi công có Đại tá Đặng Ngọc Hiệu, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh.

Triển khai nghị quyết bằng những việc làm cụ thể, thiết thực
Triển khai nghị quyết bằng những việc làm cụ thể, thiết thực

“Triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy phải gắn liền với Nghị quyết của Đảng ủy thị trấn và bằng những việc làm cụ thể, thiết thực” là phát biểu biểu chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ tại buổi làm việc với Đảng ủy thị trấn Sịa về tình hình triển khai thực hiện các Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, diễn ra chiều 22/2.

Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo
Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Chiều 22/2, Công ty Bảo hiểm PVI Huế và các đối tác hỗ trợ đã trao 60 triệu đồng kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình bà Nguyễn Thị Dần, trú tại thôn Chính An, xã Phong Chương, huyện Phong Điền.