Thứ Ba, 11/01/2011 05:50

Để cây xanh ngày càng xanh, sạch, đẹp

Thông điệp “Để hệ thống cây xanh Huế ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn!” đã không còn mới trong lĩnh vực môi trường - cảnh quan Huế. Nhưng thế nào là xanh, sạch, đẹp thì hầu như chưa có một định nghĩa đầy đủ mang tính pháp lý để cho không chỉ các cơ quan chức năng mà cả người dân đô thị hiểu tường tận, ứng xử đúng mức.

Trước hết, để hệ thống cây xanh ngày càng xanh hơn, phải chăng là trồng thêm cây để tăng diện tích cây xanh. Đó là điều tất yếu, nhưng chưa đủ, xanh ở đây phải hiểu sâu hơn thế. Để hệ thống cây xanh ngày càng xanh và thật sự xanh là không có cây rụng lá trơ cành, treo lủng lẳng những chùm quả khô đen đủi nhiều tháng trong năm khiến vài ba đường phố có cảnh tượng đìu hiu xơ xác. Xanh cũng còn có nghĩa là được lục hóa đều khắp, không để vài đường phố không có bóng cây xanh, hoặc có cây xanh nhưng lổ đổ chỗ có, chỗ không.

Cây chồng cây, làm sao đẹp được

Thứ đến, làm thế nào để hệ thống cây xanh ngày càng sạch hơn?”. Theo tôi, sạch ở đây nên hiểu rằng: thứ nhất là không có cây tạp; thứ hai là cây phải ra cây, đừng để cây nghiêng cây ngả hiển hiện đây đó; thứ ba là không có những cây xâm hại đeo bám vào thân, cành, tán lá của cây mục đích; thứ tư là không có các vật dụng sinh hoạt, quảng cáo mắc vào cây, không có vật phế thải tấp vào gốc...

Cuối cùng, làm sao để cây xanh ngày càng đẹp hơn? Đẹp hơn không có nghĩa là ngày càng trồng thêm nhiều cây cho hoa đẹp, lá đẹp, dáng đẹp. Vì nếu hiểu thế thì chúng ta vô tình đồng hóa không gian đô thị với mảnh vườn cảnh tư nhân. Đó là chưa nói đến tính phiến diện trong chọn loài cây trồng, bất chấp tính bền vững và an toàn môi trường. Vì vậy, phải hiểu đẹp ở đây là đẹp nhiều mặt, đẹp hệ thống; trong đó không thể quên đi tính đồng đều về kích cỡ, về chủng loại trên từng đoạn đường, con phố, tính ngăn nắp về dáng thế, về khoảng cách trồng...; và đặc biệt hơn nữa là phải loại trừ hết hoặc hạn chế trồng những cây tạp ra khỏi hệ thống cây xanh. Theo Nghị định 64/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị và Thông tư 20/BXD về quản lý cây xanh đô thị thì cây tạp là những cây mọc tự nhiên hoặc đã được trồng tự phát không theo quy hoạch, thuộc nhóm hạn chế trồng và nhóm cấm trồng, vì chúng không có tác dụng tôn tạo cảnh quan, cải thiện môi trường, bộc lộ nhiều nhược điểm trong quá trình sinh trưởng, phát triển, thậm chí gây độc hoặc gây nguy hiểm cho cộng đồng.

Hiện nay trong hệ thống cây xanh Huế còn quá nhiều cây cần xử lý bao gồm những cây làm xấu cảnh quan khi rụng lá theo mùa như sầu đông (xoan); dễ gãy đổ khi gặp gió chướng như vông đồng (ba đậu), keo các loại...; một số cây cho quả khô như cây bông gòn vào mùa quả chín rộ, bung lông gây ô nhiễm; một số cây ăn quả hoặc có quả ăn được, khi quả chín mọng rơi rụng gây ô nhiễm, hấp dẫn côn trùng gây mất vẻ mỹ quan, lan truyền dịch bệnh hoặc có thể gây tai nạn như đào (roi), vú sữa, xoài, dừa, sung, trứng cá...; ngoài ra nhiều cây có độc tố gây bất lợi cho cộng đồng khi cố tình hay vô ý tiếp xúc như trúc đào, huỳnh anh, thông thiên...

Để hệ thống cây xanh Huế ngày càng xanh, sạch, đẹp không còn cách nào hơn là cơ quan chủ quản phải có kế hoạch tổng kiểm soát toàn bộ để lên phương án loại trừ, thay thế; đồng thời tư vấn để UBND thành phố có quy định chặt chẽ về quản lý cây xanh, trong đó cần lưu ý biện pháp chế tài đối với những vi phạm của cộng đồng.

NGƯT Đỗ Xuân Cẩm
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.