Thứ Tư, 10/11/2010 13:52

Để du khách quốc tế còn trở lại Việt Nam

Do dịp lễ 30/4 và 1/5 vừa qua, cán bộ, công chức, viên chức và người lao độngđược nghỉ năm ngàymà lại trùng với thời điểm diễn ra Festival Nghề truyền thống Huế 2013 cùng với nhiều chương trình kích cầu, khuyến mãi được các Hiệp hội Khách sạn, Du lịch tỉnh, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đưa ra, nhiều tuyến điểm du lịch mới được khai thác và chiến lược xúc tiến, quảng bá của ngành văn hóa, thể thao và du lịch triển khai trước đó thu hút một lượng lớn khách du lịch đến với Cố đô Huế. Thời gian này, sự trở lại của con đường lên khu du lịch Vườn Quốc gia Bạch Mã vừa khánh thành hấp dẫn vô số du khách tham gia một số loại hình du lịch gần gũi với thiên nhiên và thân thiện với môi trường. Đặc biệt, điểm nhấn Festival Nghề truyền thống Huế năm nay với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng cuốn hút hàng vạn lượt khách du lịch đến Huế tham quan, trải nghiệm.

Vào thời điểm nghỉ lễ kéo dài nói trên, khách du lịch đến với miền sông Hương, núi Ngự đạt 142 ngàn lượt khách quốc tế (77 quốc gia trên thế giới), nội địa với doanh thu lưu trú đạt 64 tỷ đồng và doanh thu xã hội đạt trên 159 tỷ đồng. Tương tự, các tỉnh, thành lân cận cũng không kém cạnh khi Đà Nẵng với gần 20 sự kiện, hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch phụ trợ cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế lôi cuốn du khách đến đây ước đạt 395 ngàn lượt (lượng khách quốc tế tăng hơn 32% so với cùng kỳ). Hội An (Quảng Nam) với mô hình làng du lịch cộng đồng Mỹ Sơn mới đưa vào khai thác với dịch vụ homestay - lưu trú tại nhà dân - quyến rũ lượng du khách tăng gấp năm lần so với ngày thường khiến nhiều khách sạn, khu resort trở nên quá tải...

Mặc dù lượng khách quốc tế đến Việt Nam có xu hướng tăng lên trong vài tháng qua nhưng tính chung, bốn tháng đầu năm nay, lượng khách đến Việt Nam giảm so với cùng kỳ năm trước (chủ yếu ở các thị trường truyền thống và thị trường có khoảng cách xa về địa lý). Theo Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch, ngoài những vấn đề có tính khách quan, như: người dân của nhiều nước vẫn còn khó khăn về kinh tế nên phải “thắt lưng buộc bụng”, việc cải thiện môi trường du lịch của chúng ta cần được đặc biệt quan tâm, tập trung vào những vấn đề liên quan đến quảng bá, tiếp thị, cơ sở vật chất ngành du lịch, giá cả dịch vụ, chất lượng phục vụ và tính chuyên nghiệp, an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm và tình trạng đeo bám, chèo kéo ở không ít điểm du lịch… Còn Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay, hoạt động du lịch quý I thuận lợi hơn so với năm trước với khách du lịch đến Huế đạt trên 632 ngàn lượt (khách quốc tế 257 nghìn lượt), doanh thu ước đạt 560 tỷ đồng (tăng hơn 16% so với cùng kỳ) và doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt trên 1.300 tỷ đồng. Tuy vậy, những tồn tại cố hữu của ngành du lịch nơi này vẫn là tình trạng chèo kéo, đeo bám ăn xin du khách chưa được giải quyết rốt ráo; mỹ quan đô thị vẫn chưa bảo đảm; khu vực bến thuyền ca Huế chưa có điểm đỗ xe; cần có chế tài mạnh để chấn chỉnh tác phong, nghiệp vụ của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch...
 
Nhằm giải quyết triệt để tình trạng trên, sắp đến, Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch cần sớm xem xét, trình Chính phủ ban hành các chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế đến Việt Nam tham quan du lịch và các chính sách ưu đãi đầu tư phát triển du lịch cũng như tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự tại các địa phương nhằm chấn chỉnh các vấn đề tiêu cực ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư và khách du lịch. Để du lịch Thừa Thiên Huế phát triển bền vững, các ban ngành liên quan của tỉnh cần có sự phối hợp đồng bộ hơn và các doanh nghiệp cần thống nhất chính sách kích cầu để tránh tình trạng “mạnh ai nấy làm” như hiện nay; đồng thời, các ban ngành liên quan sớm giải quyết dứt điểm những vấn đề đã nêu, thành lập Trung tâm Thông tin du lịch và triển khai xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn tại các điểm tham quan, du lịch trọng yếu.
Vĩnh Cự
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.