Chủ Nhật, 02/05/2010 11:06

Để nông nghiệp tiếp tục góp phần ổn định kinh tế - xã hội

Trong những năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam có bước phát triển vượt bậc và đạt nhiều thành tựu. Điều không thể ngờ là từ một nước thường xuyên thiếu và đói triền miên phải nhập hàng triệu tấn lương thực/năm của nước ngoài, hơn thập niên qua, xứ sở này trở thành cường quốc xuất khẩu nông sản; đồng thời, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Năm 2012 đã vượt qua 5/6 thời gian nhưng nếu tính theo nông lịch thì gần như kết thúc. Dõi theo quãng đường vừa đi qua, chúng ta không khỏi tự hào, bởi nông nghiệp, nông thôn đóng góp tích cực từ sản xuất đến xuất khẩu, giá cả và lao động việc làm. Còn nhìn một cách tổng quát và ở tầm cao hơn, nông nghiệp góp phần ổn định kinh tế - xã hội khi sản xuất nông, lâm nghiệp - thuỷ sản trên cả nước tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khá (9 tháng tăng 3,7% và ước cả năm tăng 3,9%). Ngoài sản lượng sản xuất nhiều loại cây, con đạt kỷ lục mới, sản lượng lúa cả năm ước đạt trên 43 triệu tấn (tăng khoảng 1 triệu tấn so với năm trước, cao nhất từ trước đến nay) và sản lượng nhiều cây công nghiệp đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Xuất khẩu nông, lâm - thuỷ sản 10 tháng ước đạt 22,5 tỷ USD với nhiều mặt hàng đứng hàng đầu thế giới (tăng 9,5% so với cùng kỳ, chiếm hơn 24% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước) và ước cả năm có thể đạt 26,5 tỷ USD.

Theo yêu cầu của Chính phủ, nhằm tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội 2013 là đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết của T.Ư về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; tăng vốn Nhà nước và thu hút nguồn vốn xã hội cho đầu tư phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; thực hiện các giải pháp hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, nhất là vốn tín dụng, ứng dụng khoa học công nghệ và tổ chức thị trường để phát triển mạnh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp lợi thế; nhân rộng các mô hình chuyển đổi cơ cấu, sản xuất hiệu quả cao; kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ.
 
Tại Thừa Thiên Huế, từ đầu năm đến nay, trên lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, các địa phương hoàn thành thu hoạch lúa vụ Hè thu với năng suất đạt 55,5 tạ/ha (giảm 1,4 tạ/ha) và sản lượng lúa đạt hơn 142 nghìn tấn (giảm 2%). Sản lượng lúa cả năm ước đạt gần 300 nghìn tấn (giảm 0,08% so với năm 2011) và năng suất lúa cả năm ước đạt hơn 55 tạ/ha (giảm 0,3 tạ/ha). Năng suất, sản lượng một số cây đạt khá: ngô, khoai lang, rau các loại, lạc... Ước tính sản lượng thịt gia súc xuất chuồng tăng hơn 2% và thịt gia cầm hơi tăng hơn 4% so cùng kỳ. Toàn tỉnh trồng hơn 1,5 ngàn ha rừng tập trung (giảm 10% so cùng kỳ), gần 2,3 nghìn cây phân tán (giảm gần 4%), chăm sóc rừng gần 13 ha (tăng 0,4%) và khai thác gỗ ước đạt gần 160 ngàn m3 gỗ quy tròn (tăng 6,7% so cùng kỳ năm trước). Diện tích nuôi trồng thuỷ sản ước đạt hơn 6 ngàn ha (tăng hơn 8% so cùng kỳ), sản lượng nuôi trồng ước đạt gần 10 ngàn tấn (tăng gần 14%) và khai thác ước đạt gần 27 ngàn tấn (tăng 4,5%).
 
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối 2012 là ngành nông nghiệp và PTNT cần tập trung ngăn chặn, phòng chống dịch cúm gia cầm; khai thác gỗ rừng tự nhiên và rừng trồng theo kế hoạch; tiếp tục đôn đốc thực hiện kế hoạch các chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Song song với việc hoàn thành đề án phát triển đàn bò lai, quy hoạch phát triển chăn nuôi, xây dựng đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng và đưa quỹ bảo vệ phát triển rừng đi vào hoạt động, ngành Nông nghiệp và PTNT đôn đốc tiến độ xây dựng quy hoạch hệ thống nghiên cứu chuyển giao, sản xuất cung ứng giống nông, lâm và thủy sản đến năm 2020.
 
Hiện, nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam đứng trước nhiều thời cơ thuận lợi, nhưng cũng phải đối phó với không ít khó khăn, thách thức và những tác động không thuận từ tình hình kinh tế thế giới. Do đó, yêu cầu đặt ra là chúng ta phải nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức với những giải pháp linh hoạt, sáng tạo, hợp lý và đồng bộ nhằm góp phần làm cho đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn ngày càng cải thiện và phát triển.
 
 Vĩnh Cự
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.