Thứ Sáu, 18/05/2012 09:37

Để tăng thêm sức sống cho cầu ngói Thanh Toàn

Sau khi cầu ngói Thanh Toàn được công nhận di tích quốc gia, có nhiều cơ hội mở ra cho làng quê Thanh Toàn cùng với sự tăng đột biến về số lượng khách du lịch viếng thăm. Thế nhưng, cách làm du lịch ở đây vẫn nhỏ lẻ, đơn độc, thiếu sự nhất quán…
Việc phát triển một số dịch vụ du lịch xung quanh cầu ngói Thanh Toàn dần hình thành trong chúng tôi qua quá trình tiếp cận nghiên cứu làm sống lại một di tích cổ trên địa bàn. Chỉ riêng một lý do đơn giản: tại sao những trung tâm du lịch, tỉnh thành, vùng miền hay khu vực khác làm được mà chúng ta lại không. Chúng ta đang có trong tay nhiều tiềm năng trên góc nhìn kinh tế-du lịch nhưng lại đang dừng chân tại chỗ và dường như không đem lại nguồn lợi kinh tế nào từ di sản này, trong lúc những nơi khác, họ đã làm phong phú thêm tiềm năng, thậm chí thi vị hóa những hạn chế để làm thành một sản phẩm du lịch đắt giá, mà Hội An, Mai Châu, hay xa hơn là Chiangmai (Thái Lan) là ví dụ tiêu biểu.
Cầu ngói Thanh Toàn. Ảnh: Hiền An
Ở cầu ngói Thanh Toàn, có thể tạo nên “không gian cho chính du khách”, cùng nhiều hoạt động phụ trợ. Đơn giản nhất, chúng ta có thể tạo dựng một không gian hấp dẫn về nghề thủ công, ẩm thực trên dòng sông Như Ý sát cầu ngói Thanh Toàn như: chằm nón, đan mây tre, nấu bánh tét, bánh lọc,… Cần kết hợp thêm các dịch vụ du lịch về khám phá cuộc sống làng quê như: cách thực hiện từng bước của quá trình làm ra hạt lúa, dựng các chòi tranh bán nước xen kẽ với các điệu hò giã gạo, hoặc tập cho khách hát những câu hò đi của các con bài trong trò chơi bài chòi…
Ở đó, dưới sự hướng dẫn của hướng dẫn viên và người dân, khách du lịch sẽ cùng thao tác với người thợ, cùng vui chơi và sinh hoạt những hoạt động diễn xướng dân gian… đồng thời cũng có thể mua về những sản phẩm do chính tay họ tự làm hoặc thưởng thức những món ăn, phẩm vật mà họ chung sức thực hiện… Đấy là những dấu ấn không nhỏ tạo nên nhiều cảm xúc trong chuyến tham quan. Điều mà nhiều địa phương khác đang thực hiện trong chiến lược thu hút du khách.
Đơn vị làm du lịch có thể giúp người dân địa phương chuyển đổi hình thức, mẫu mã sản phẩm vốn có thành loại hình trang trí nhưng không đánh mất bản sắc truyền thống vẫn là điều không quá khó. Các sản phẩm được đan từ mây tre không những trở thành sản phẩm trang trí nội thất đầy ắp sự kế thừa truyền thống sẽ là điều mà chúng ta lẫn nhiều du khách luôn hướng đến. Đấy cũng chính là hướng đi cho sự phát triển du lịch di sản của một làng quê, tương tự như nhiều làng quê khác ở khu vực phía Bắc.
Ngoài ra, tính hấp dẫn của tuyến du lịch này còn nhiều phụ thuộc vào việc hoạch định của những người làm du lịch. Họ sẽ làm tăng hấp lực với việc phân định thời gian, chặng đường, hay kết hợp giao thông thủy - bộ trong việc đi - về. Những thao tác để tạo tâm lý thoải mái, cảm nhận được sự thư giãn thực sự và thu hoạch được nhiều trong chuyến đi ở du khách sẽ là những dấu hiệu xác định sự thành công.
Những ý tưởng thì luôn luôn là trên giấy, đôi lúc được thảo luận khá sôi nổi trong các cuộc hội thảo, nhưng nếu chúng ta không bắt tay thực hiện thì vẫn mãi là ý tưởng.
Toại Mẫn
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.