Thứ Sáu, 01/01/2016 13:19

Đến “box” để thay đổi

Trong sự học của hơn chục năm về trước, thư viện luôn được coi là một thứ gì đó xa xỉ và đầy sang trọng. Hồi trước của ba mẹ và mấy thầy cô trên lớp hẳn thường rất mê và đôi lúc vẫn nhắc kiểu như: Chúng tôi đã hứng thú và dành cả ngày ở thư viện với những trang sách mòn mép cũ... Rồi đến thời của mình, bạn bè cũng tranh nhau làm cho được cái thẻ thật kêu, nhưng tần suất đến cứ ít dần, rồi vắng hẳn. Thư viện vẫn xa xỉ theo một cách nào đó, nhưng phần đông đã không còn nghĩ về nó nhiều như trước.

Bạn trẻ làm phimCa Huế không chỉ có người giàMột góc nhìn về sự... đọcNgười trẻ chưa lười đọc sách“Đọc sách vui vẻ”

Góc học tập yên tĩnh

Giờ, địa điểm học ưa thích của giới trẻ dường như chẳng còn nơi nào phù hợp hơn ngoài các hàng quán cà phê la liệt khắp phố. Nhưng kỳ thật, đó vẫn là những góc ồn ào và đông người qua lại. Thành ra mấy bạn Huế ngồi được vài ngày là đã chán và rủ nhau đến điểm dừng chân mới, là Box, không gian học tập, làm việc chung với cái tên đầy đủ rất kêu: Box co-working space.

Khai trương cách đây độ chừng nửa tháng, Box khiến tôi ngạc nhiên về độ ăn khách của mình, dù diện tích quán vẫn còn khá nhỏ và quy mô không khác thư viện là mấy. Anh chủ Lê Đình Kỳ chia sẻ: “Mục đích chính của việc mở Box không đặt thu nhập lên hàng đầu, nên khi có được lượng khách như vậy anh cũng khá ngỡ ngàng. Nhưng có thể là do đang trong mùa thi, nên phần lớn các bạn đến để ôn bài. Muốn biết Box của mình có thật sự là một nơi hữu ích với các bạn hay không, vẫn phải đợi thêm một thời gian nữa”.

Anh Kỳ cũng kể ở những thành phố lớn, dịch vụ “cho thuê không gian chung” này đã phổ biến rất nhiều, nhưng với đất xứ mưa thì ngược lại. Đối với những người còn học và làm nghề tự do, việc tìm ra cho mình một chốn vừa đủ riêng tư, lại mới mẻ hẳn rất khó. Anh chủ biết vậy nên mới đem kiểu Sài Gòn này về Huế.

Có thêm thời gian để tìm kiến thức, suy nghĩ về tương lai

Ý tưởng đem những thứ mới mẻ về Huế đâu có ít, nhưng mục đích về một thứ gì đó “tầm xa” và có phần phiêu lưu như anh Kỳ chia sẻ thì đúng là tôi chưa thấy thật. Những suy nghĩ tôi đã từng mặc định về các ông bà chủ đặt lợi nhuận là trên hết vẫn luôn đúng, nhưng gán vào đây là dễ mà thấy đôi phần trật nhịp. Dù chắc hẳn lợi nhuận cũng nằm đâu đấy trong điều khoản số 2,3 của mục đích làm nghề, nhưng anh Kỳ bảo: “Đây là ý tưởng mình đã làm hai lần, vì sinh viên Huế vẫn còn rụt rè quá. Có thể do môi trường Huế vẫn còn nhiều thụ động, nhưng cứ trầm thế này thì sẽ rất khó cho các bạn nếu muốn mở đường ra nhiều thành phố lớn khác”.

Phục vụ từ 7h sáng đến 10h đêm, ngoài việc mở ra một không gian học chung “sành điệu”, không gian nhỏ của Box co-working space cũng tận dụng tổ chức nhiều buổi workshop để chia sẻ về kinh nghiệm cá nhân cho lớp trẻ Huế về tâm thế khi học hỏi và tìm kiếm kinh nghiệm phù hợp với bản thân mình. Gần đây nhất là buổi gặp gỡ, thảo luận về vấn đề “Đầu tư vào bản thân khi còn là sinh viên”.

Mặc dù vẫn còn đâu đó nỗi lo vương vấn khi số lượng các bạn tham gia đợt đầu còn thưa, song trong suốt cuộc nói chuyện dài, tôi vẫn luôn nghe được câu nói lặp đi lặp lại về một mục tiêu dài hơi của anh chủ về việc muốn thay đổi tư duy của các bạn trẻ xứ Huế. Tôi cũng là người của xứ mưa, cũng có một đoạn đường khá dài sống với bản tính rụt rè trong tà áo dài Huế nên đôi phút cũng thấy bản thân mình hơn chộn rộn. Nhưng dù gì thì cũng phải thay đổi. Nên lại đến và nghĩ về sự thay đổi...

Lọt giữa những hàng quán cà phê sang chảnh ở tòa nhà đường Lê Lợi, lại có cả điều hòa máy lạnh và một khung cửa to nhìn ra dòng người tấp nập, Box co-working space thu hút bạn trẻ với mức giá khá dễ chịu vào khoảng 5.000 đồng/tiếng và không bắt buộc yêu cầu phục vụ nước uống. Với mức giá này, Nguyên – một cô bạn hào hứng kể: “Em thích ở đây lắm. Mình có thể tự mang nước theo mà chẳng ngại gì và ngồi đây cũng mát hơn ở dãy trọ gần trường của em nữa. Chỉ cần im lặng và tôn trong mọi người là được”.

Trong không gian nhỏ với những họa tiết trang trí đơn giản, là một lớp trẻ Huế đang chăm chú vào những trang sách nhỏ. Cảnh này cũng giống như trong những thư viện, nhưng là “thư viện” của một Huế mới, nơi mọi người tôn trọng và cùng nhau bước đi trên con đường tìm kiếm và thay đổi bản thân mình.

Bài, ảnh: HaNi

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làm bạn cùng sách
Làm bạn cùng sách

Nếu thiết bị điện tử ngày càng khiến nhiều em học sinh bị phân tán sự tập trung, thì những “Thư viện xanh”, “Thư viện thân thiện”… lại thu hút các bạn nhỏ đến một thế giới tuổi hoa hấp dẫn khác, mà ở đó, sách là “cánh cửa” không gì thay thế được.

Đọc  xem Thanh Tùng phỏng vấn
Đọc & xem Thanh Tùng phỏng vấn

Nhà báo Thanh Tùng vừa ra mắt cuốn PHỎNG VẤN, giấp phép của NXB Thuận Hóa. Sách gần 200 trang, tập hợp gần 30 bài phỏng vấn, hầu hết đã in trên báo Thừa Thiên Huế và báo Tiền Phong. Bài xưa nhất là bài phỏng vấn nhà văn Hoàng Quốc Hải (1993); bài mới nhất phỏng vấn nữ doanh nhân Cecile Le Pham (tháng 10/2022), khi chị đang chuẩn bị khai trương Bảo tàng Mỹ thuật ngoài công lập.

Khoe sách
Khoe sách

Không còn nghi ngờ về thú đọc sách và tình yêu sách của người Huế xưa nay như một nét đẹp văn hóa.

“Về miền cảm xúc” - Khúc ngẫu hứng của con tim
“Về miền cảm xúc” - Khúc ngẫu hứng của con tim

Bằng giọng văn chân thật, mộc mạc, cuốn bút ký, ghi chép “Về miền cảm xúc” của tác giả Trần Quang Khen (do Nhà xuất bản Đại học Huế ấn hành cuối tháng 4-2022) đã kể những câu chuyện thật gần gũi, đầy cảm xúc, chứa đựng nhiều hình ảnh thân quen và dễ dàng chạm đến trái tim người đọc.

Góc cối xay đến hẻm gió và sách
Góc cối xay đến hẻm gió và sách

Nhà dưới chân Đồi Trọ, cạnh cái ga Xép với cỏ may và gió. Làng nghèo bốn mùa đắp đổi chi cũng thiếu. Chỉ có gió là dư. Mạ kể suốt ngày nó lúp xúp đòi ngoại kể chuyện cổ tích.