Chủ Nhật, 13/07/2008 05:21

Điểm đến là địa chỉ đỏ

Cuối năm 2010, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế tổ chức lễ công bố và trao bằng di tích lịch sử cách mạng địa điểm Trường Thanh niên tiền tuyến Huế 1945. Đây là ngôi trường mà số phận của nó gắn liền với lịch sử cách mạng hào hùng của dân tộc nói chung và lịch sử cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

Là một vùng giàu truyền thống, Thừa Thiên Huế tự hào lưu giữ nhiều di tích lịch sử cách mạng mà Trường Thanh niên tiền tuyến Huế 1945 là một trong những minh chứng. Con số và tầm vóc về những di tích lịch sử cách mạng ở Thừa Thiên Huế lâu nay là niềm mơ ước của nhiều địa phương. Khảo sát và thống kê cho thấy, có đến gần 20 di tích và địa điểm di tích liên quan và có ảnh hưởng trực tiếp đến Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm tháng Người và gia đình sống ở Huế. Thừa Thiên Huế cũng có nhiều di tích cách mạng gắn liền với các đồng chí lãnh đạo của Đảng, như ngôi nhà 95C phố Phan Đăng Lưu gắn liền với những năm tháng hoạt động cách mạng của Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Tháng 3/1938, Xứ ủy Trung Kỳ thành lập, cử đồng chí Lê Duẩn làm Bí thư. Cơ quan Xứ ủy Trung Kỳ đã thuê căn nhà trên của ông Châu Tùng Cẩm mở hiệu sách Thuận Hóa làm nơi liên lạc và tổ chức các lớp huấn luyện cán bộ của Đảng. Từ ngôi nhà này, nhiều cán bộ ưu tú của Đảng như đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Chí Diểu, Tố Hữu … đã được thử thách rèn luyện và trưởng thành.


Ông Lê Trường Lưu trao bằng di tích lịch sử cách mạng địa điểm Trường Thanh niên tiền tuyến Huế 1945 (ngày 22/12/2010).
Cách nay 5 năm, có dịp vào Cao Lãnh (Đồng Tháp), buổi chiều dạo chơi tôi có “sáng kiến” gọi một tài xế xe lôi (xe đạp kéo), đề nghị anh chở đến bất kỳ một địa điểm nào đáng xem nhất trong thị xã (lúc đó, Cao Lãnh chưa lên thành phố). Điều khiến tôi bất ngờ và xúc động khi địa chỉ đầu tiên mà tôi được diện kiến và viếng thăm là lăng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Bác Hồ. Cũng là một chuyện khá lý thú, tài xế xe lôi là một thanh niên còn khá trẻ nhưng hiểu biết khá nhiều và sâu sắc về di tích cách mạng này. Sau này, nhiều lần đem chuyện mạn đàm cùng những bạn tâm giao, tôi rút ra kết luận, rằng Cao Lãnh (Đồng Tháp) không nhiều địa điểm du lich như Huế chỉ là một lý do. Vấn đề căn bản ở đây là tình cảm dành cho cách mạng và việc quảng bá du lịch ở vùng đất miền Tây này được làm khá tốt nên đã thấm sâu vào tận suy nghĩ người dân thường mà anh lái xe lôi kia là một minh chứng sinh động.
Mới đây, tôi có dịp được đọc bản đề án quy hoạch, phát triển du lịch huyện Quảng Điền đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025. Thì ra, là một vùng nông thôn nhưng Quảng Điền cũng đã có một tiềm năng du lịch đáng nể. Bên cạnh cụm du lịch thành cổ Hoá Châu, cụm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng biển và đầm phá, cụm du lịch làng nghề, Quảng Điền có một loạt những địa chỉ du lịch tham quan là các di tích lịch sử, trong đó có nhiều di tích lịch sử cách mạng mà tiêu biểu, như: Khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, di tích lịch sử cách mạng Hội nghị Nam Dương, Khu lưu niệm nhà thơ cách mạng Tố Hữu (đang xây dựng) cùng các đình làng Thủ Lễ, Thuỷ Lập.
Di tích lịch sử cách mạng, những địa chỉ đỏ, thực sự đang là điểm đến du lịch ở Thừa Thiên Huế. Vấn đề còn lại là cách làm, phải biết khơi dậy tiềm năng quan trọng này ở một vùng đất du lịch như Thừa Thiên Huế. Chắc chắn, nó không phải là công việc chỉ riêng ngành du lịch.  
Đan Duy
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.