Thứ Năm, 26/09/2019 06:45

Đổi thay từ những công trình

47 năm sau ngày giải phóng quê hương, đô thị Huế chuyển mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế là trung tâm văn hóa, du lịch… với nhiều công trình, dự án (DA) đã và đang triển khai, tạo động lực cùng với cả tỉnh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Đẩy nhanh tiến độ công trình kè biển, giao thôngĐột phá về giao thông, thúc đẩy tăng trưởng bền vữngTăng tốc các dự án xây dựng cơ bản

Đô thị Huế đang chuyển mình và thay đổi với nhiều công trình, dự án lớn. Ảnh: MC

Huế chuyển mình

Từ vùng đất được mệnh danh là thành phố “đi ngủ sớm” với những lăng tẩm, đền đài, những năm gần đây, đô thị Huế trở nên sống động và thay đổi từng ngày với những công trình, DA chỉnh trang đô thị. Từ các tuyến đường trung tâm như Lê Lợi, Hà Nội, Nguyễn Huệ, Lê Quý Đôn, Tố Hữu… không ngừng nâng cấp và mở rộng; các DA thoát nước, vỉa hè, bó vỉa, điện chiếu sáng các tuyến đường trung tâm, các công viên, điểm xanh đến không gian hai bờ sông Hương được kết nối bằng 2 tuyến đường đi bộ với hàng ngàn cây xanh bao quanh. Nhiều khu phố đêm, phố ẩm thực hay các trung tâm thương mại sầm uất lần lượt mọc lên ở các vị trí đắc địa, tạo thêm nhiều điểm đến hấp dẫn thu hút du khách.

Không gian đô thị Huế không chỉ đẹp, khang trang mà hướng đến sự sang trọng và hiện đại. Những công trình đánh dấu sự phát triển của Huế liên tục được khởi công, như nâng cấp mở rộng đường Hà Nội, cầu chui đường sắt Bắc Nam tại đường Bùi Thị Xuân, 2 tuyến đường đi bộ từ cầu Trường Tiền đến chùa Linh Mụ, chỉnh trang cồn Dã Viên và các công viên Dã Viên, An Hòa, 23/8..., các tuyến đường xung quanh Đại Nội, khu đô thị An Vân Dương…

Đường Bà Triệu đoạn từ điểm đầu của nút giao Lê Quý Đôn - Dương Văn An điểm cuối tại nút giao Hùng Vương - Nguyễn Huệ sắp được nâng cấp mở rộng

Cùng với công tác đầu tư hạ tầng, chỉnh trang đô thị Huế, thời gian qua, thành phố huy động sức dân, phát động cán bộ, đảng viên và Nhân dân nâng cao ý thức trong thực hiện nếp sống văn minh đô thị bằng những hành động cụ thể, tham gia bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường, chỉnh trang nhà ở, đường phố, khu dân cư, xây dựng các tuyến phố văn minh, tạo lực đẩy đưa Huế ngày càng phát triển, khang trang, xanh - sạch - sáng, thân thiện với môi trường. Những chương trình ý nghĩa như “Ngày Chủ nhật xanh”, “Chủ nhật vì cộng đồng” được tổ chức thường xuyên góp phần thực hiện Nghị quyết 54/2019 của Bộ Chính trị, trong đó xác định đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025 với lõi trung tâm là TP. Huế, gắn với lợi ích thiết thực của Nhân dân trên địa bàn.

Mở rộng địa giới

Từ 1/7/2021, thành phố mở rộng từ 27 phường lên 36 phường, xã. Đây là một trong những bước đi đầu tiên trong việc thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nhằm đảm bảo sự đồng bộ giữa đô thị hiện hữu và các khu vực mới sáp nhập, thành phố tập nguồn lực đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật tại các phường, xã mới sáp nhập, như: hệ thống điện chiếu sáng, thu gom rác, hệ thống hạ tầng giao thông kết nối trên tinh thần vừa đảm bảo nguồn lực, vừa đảm bảo chọn được DA tốt, có định hướng ưu tiên rõ ràng, khả thi và hiệu quả.

Theo Chủ tịch UBND TP. Huế - Võ Lê Nhật, trong tầm vóc mới, thành phố có thêm những nguồn lực mới cần được phát huy. Đó là kinh tế biển, kinh tế nông nghiệp và những hình thái kinh tế mới cần được khai thác hiệu quả sau khi mở rộng. Thành phố hiện tại có đủ không gian phát triển đô thị, đồng thời mang lại những cơ hội to lớn cho sự bảo tồn các giá trị di sản, phát triển kinh tế - xã hội, là tiền đề để Huế thực sự là đô thị động lực trung tâm, “hạt nhân” của đô thị di sản Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương trong tương lai. Từ tháng 7/2021 đến nay, thành phố tập trung mọi nguồn lực, tận dụng tiềm năng lợi thế để phát huy vai trò đầu tàu, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển để xứng tầm là đô thị trung tâm. 

Tạo bứt phá  từ những công trình

Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng giao thông theo quy hoạch, góp phần chỉnh trang đô thị, thu hút đầu tư, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, ngày 10/3/2022, UBND TP. Huế ra quyết định phê duyệt DA đầu tư và kế hoạch lựa chọn nhà thầu xây dựng công trình nâng cấp mở rộng đường Bà Triệu, phường Xuân Phú và Phú Hội, TP. Huế. Với tổng vốn đầu tư hơn 540 tỷ đồng, đường có chiều  dài 923m, điểm đầu tại nút giao Lê Quý Đôn - Dương Văn An, điểm cuối tại nút giao Hùng Vương - Nguyễn Huệ. Trong đó, mặt đường rộng 14m, vỉa hè mỗi bên rộng 6m... Thời gian thi công kéo dài trong 3 năm, từ 2022 - 2024.

Hiện thành phố đã và đang triển khai nhiều DA hạ tầng giao thông quan trọng, như DA cầu và đường 26m (đường Điềm Phùng Thị), phường Vỹ Dạ và Thủy Vân; đường dọc sông Như Ý thuộc Khu B Đô thị mới An Vân Dương, phường Thủy Vân; DA nâng cấp đường Tố Hữu nối dài; nâng cấp đường Võ Nguyễn Giáp và một số DA liên quan đến hạ tầng giao thông, cầu, cấp thoát nước… trên địa bàn TP. Huế. Đối với khu hành chính tập trung, từ DA Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh)- tiểu DA Thừa Thiên Huế, các nhà đầu tư triển khai xây dựng công viên cây xanh và quảng trường tại Khu đô thị hành chính tỉnh thuộc Khu A - Đô thị mới An Vân Dương nằm phía đông TP. Huế.

Riêng năm 2022, thành phố tập trung thực hiện 6 chương trình và 8 DA trọng điểm, như: đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại; nâng cấp 3 xã Phú Dương, Phú Mậu và Thủy Bằng thành 3 phường; phát triển du lịch, dịch vụ, trọng tâm là phát triển kinh tế tư nhân; di dời các hộ dân trong khu vực I Kinh thành Huế.... Các DA trọng điểm, như: nâng cấp mở rộng đường Hà Nội, chỉnh trang 2 bờ sông Hương, tuyến đường dọc sông Hương (phía nam) đoạn từ cầu Dã Viên đến đường Huyền Trân Công Chúa, DA di dời dân cư khu vực I Kinh thành Huế; các DA chỉnh trang đô thị, đầu tư kết nối hạ tầng với khu vực thành phố Huế mở rộng...

Bài, ảnh: Thanh Hương

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khẩn trương khắc phục vướng mắc trong cấp, đổi giấy phép lái xe trực tuyến
Khẩn trương khắc phục vướng mắc trong cấp, đổi giấy phép lái xe trực tuyến

Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam khẩn trương rà soát, khắc phục vướng mắc liên quan đến dịch vụ công trực tuyến đổi giấy phép lái xe trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; chấn chỉnh việc trực hỗ trợ, phục vụ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến này.

Chuyện phố đêm thành Huế
Chuyện phố đêm thành Huế

Phố đêm không chỉ thuần túy nói chuyện những khu phố về đêm mà chính không gian “phố”, thời gian về “đêm” đó phải là nơi chứa đựng những nét riêng của văn hóa địa phương để giới thiệu, thu hút du khách sau cả “ngày” tham quan, khám phá các nơi khác.

Hạn chế rạn nứt lớp cấp phối vữa tô tường
Hạn chế rạn nứt lớp cấp phối vữa tô tường

Lớp cấp phối vữa tô tường là quá trình “dung hòa” hợp lý tỷ lệ cát, xi măng, nước, phụ gia (nếu có), tạo nên ngoại quan ngôi nhà. Để có một lớp vữa chất lượng, người thợ xây phải nắm được những kiến thức cơ bản trong quá trình xây tô.

Xây dựng Mái ấm cho người nghèo biên giới
Xây dựng "Mái ấm cho người nghèo biên giới"

Ngày 23/2, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) A Đớt và Đồn Biên phòng Hương Nguyên phối hợp UBND các xã Đông Sơn, Lâm Đớt, A Roàng và xã Hương Nguyên (huyện A Lưới) tổ chức khởi công xây dựng “Nhà cho người nghèo nơi biên giới” trên địa bàn. Tham dự lễ khởi công có Đại tá Đặng Ngọc Hiệu, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh.