Thứ Hai, 19/03/2018 13:34

Động lực đẩy nhanh dự án ODA

Các dự án (DA) đầu tư công từ nguồn vốn ODA (DA vay vốn ưu đãi nước ngoài) được xem là động lực cho nền kinh tế, nhất là trong tình hình khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh như hiện nay.

Tập trung vốn cho các dự án có tiến độ giải ngân tốtĐảm bảo chất lượng Dự án phát triển đô thị xanh tại Huế

Dự án sửa chữa, nâng cấp hồ đập có tỷ lệ giải ngân khá thấp​

Tỷ lệ giải ngân thấp

Theo số liệu phân bổ vốn, tổng kế hoạch vốn đầu tư công từ nguồn vốn ODA năm 2020 trên địa bàn quản lý nguồn vốn 1.376 tỷ đồng trong đó cấp phát qua ngân sách Trung ương gần 1.166 tỷ đồng và vốn vay lại hơn 210 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến 31/8, các DA ODA trên địa bàn mới giải ngân được 375 tỷ đồng đạt 27%; trong đó giải ngân vốn cấp phát qua ngân sách Trung ương là 367 tỷ đồng, vốn vay lại mới chỉ giải ngân được 8 tỷ (4%).

Cải thiện môi trường nước TP. Huế là DA lớn, có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với TP. Huế và của tỉnh. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện DA, tiến độ giải ngân, nghiệm thu chưa đạt yêu cầu.

Theo kế hoạch vốn năm 2020 của DA là 776 tỷ đồng (vốn cấp phát từ Trung ương) nhưng đến nay mới chỉ giải ngân 156 tỷ đồng, đạt 33%. Hiện DA đang hoàn thành thủ tục để thanh toán 150 tỷ đồng, phần còn lại đang thi công giá trị 120 tỷ đồng, tiền tạm giữ chờ hoàn thành thủ tục quyết toán 5%, bảo hành 5% là 240 tỷ đồng. Dự kiến DA sẽ giải ngân 758 tỷ đồng trước ngày 15/11 và đề nghị giảm 18 tỷ đồng do thừa vốn.

Có tỷ lệ giải ngân thấp hiện nay là DA Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh)-DA thành phần do Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) làm chủ đầu tư, sử dụng vốn vay của ADB và vốn đối ứng trong nước. DA gồm ba hợp phần, trong đó, hợp phần 1 phòng chống ngập lụt và vệ sinh môi trường; hợp phần 2 phát triển hệ thống giao thông; hợp phần 3 tăng cường năng lực và hỗ trợ thực hiện DA. Thời gian thực hiện DA là 5 năm (2020 - 2025), với 7 gói thầu xây lắp lớn và 13 gói thầu tư vấn.

Theo kế hoạch vốn năm 2020, DA sẽ giải ngân 240 tỷ đồng, trong đó, vốn cấp phát từ Trung ương 129 tỷ đồng, vốn vay lại 110 tỷ đồng. Đến nay, DA đã trao thầu cho 4 gói thầu, gồm 3 gói xây lắp và 1 gói tư vấn giám sát với tổng vốn 271 tỷ đồng, đang thương thảo 1 gói xây lắp giá trị 89 tỷ đồng, đã giải ngân 6 tỷ đồng, đạt 3% kế hoạch. Dự kiến đến 30/9 sẽ giải ngân 63 tỷ đồng và đến 31/11/2020 sẽ giải ngân hết nguồn vốn.

Theo đại diện Sở KH&ĐT, có rất nhiều nguyên nhân khiến gói thầu chậm tiến độ. Trong đó, quy trình rút vốn qua nhiều cơ quan kiểm soát, mỗi DA sẽ phải theo một quy định riêng, khi rút đợt vốn mới phải làm thủ tục hoàn vốn đợt trước, phải xây dựng kế hoạch chi tiêu cho từng đợt rút vốn… nên thời gian giải ngân kéo dài. Do ảnh hưởng dịch COVID-19, việc huy động nhà thầu, nhân lực và máy móc để thi công khó khăn. Thiếu nguồn cung vật liệu đất đắp trầm trọng cũng là nguyên nhân dẫn đến DA thành phần có tiến độ chậm.

Ưu tiên bố trí vốn cho các dự án có tiến độ tốt

Đó cũng là nguyên nhân chung của các DA ODA trên địa bàn. Theo báo cáo của UBND tỉnh (trực tuyến) với các địa phương về giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, 8 tháng đầu năm 2020.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm trễ trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vốn ODA một phần bị ảnh hưởng từ dịch COVID-19 do nhiều hoạt động sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi đều gắn với yếu tố nước ngoài như nhập khẩu máy móc, thiết bị hay huy động chuyên gia, nhà thầu, tư vấn giám sát nước ngoài... Năng lực của không ít chủ DA còn yếu, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng (GPMB); điều chỉnh, sử dụng vốn dư... làm chậm tiến độ giải ngân nguồn vốn này.

Bản thân các DA đã có nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ nhằm đảm bảo mục tiêu của tỉnh.

Theo đại diện Sở KH&ĐT- chủ đầu tư DA thành phần các đô thị xanh, Sở đã chỉ đạo đơn vị tư vấn giám sát tập trung hướng dẫn, xây dựng các biểu mẫu để hỗ trợ nhà thầu trong đợt nghiệm thu đầu tiên, yêu cầu các nhà thầu khi có khối lượng phải khẩn trương nghiệm thu giai đoạn. Đồng thời tăng cường chỉ đạo công tác GPMB, khắc phục các tồn tại, ký thêm hợp đồng với Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố để đẩy nhanh tiến độ GPMB, kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

Để giải quyết nhu cầu đất san lấp, Sở đã có văn bản gửi các mỏ đất về việc cung cấp thông tin trữ lượng đất đắp của các mỏ đất trên địa bàn, qua đó nắm bắt được tình hình, trữ lượng các mỏ đất trên địa bàn để hỗ trợ nhà thầu.

Ông Nguyễn Đại Vui, Giám đốc Sở KH&ĐT khẳng định, tỉnh đã xác định đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có nguồn vốn vay nước ngoài là nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, tỉnh đã đề xuất Chính phủ chỉ đạo rà soát các thủ tục liên quan đến quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, nhất là các quy định về giải ngân nguồn vốn trên tinh thần chặt chẽ, cắt giảm thời gian các thủ tục không cần thiết.

Riêng trên địa bàn, UBND tỉnh tổ chức giao ban về giải ngân đầu tư công 10 ngày 1 lần. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc, xử lý các DA chậm tiến độ, đặc biệt là các DA trọng điểm. Yêu cầu các chủ đầu tư phải có kế hoạch sử dụng vốn và giải ngân, cam kết đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch thi công cụ thể từng DA và đăng ký với UBND tỉnh. Ban chỉ đạo công tác GPMB từ tỉnh đến địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong GPMB, hỗ trợ tái định cư.

Các Ban quản lý DA, chủ đầu tư phải thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định; kịp thời báo cáo giải quyết các khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ. Các Sở, ban ngành liên quan tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra theo quy định trong lĩnh vực, thực hiện nghiêm các chế tài đối với các vi phạm tiến độ.

 Bài, ảnh: HOÀNG LOAN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bổ sung đầy đủ nhân lực, vật tư đẩy nhanh tiến độ công trình
Bổ sung đầy đủ nhân lực, vật tư đẩy nhanh tiến độ công trình

Dự án Chương trình phát triển đô thị loại II (đô thị xanh) - tiểu dự án Thừa Thiên Huế là dự án (DA) có vai trò quan trọng, mang tính chiến lược trong việc giải quyết tình trạng ngập lụt, hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị. Tuy nhiên, nhiều gói thầu hiện nay đang ì ạch thi công do thiếu mặt bằng, nhân lực dẫn đến nguy cơ chậm tiến độ công trình.

Nhu cầu nội địa và du lịch là động lực phục hồi kinh tế các nước CLMV
Nhu cầu nội địa và du lịch là động lực phục hồi kinh tế các nước CLMV

Các nước CLMV gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam sẽ đạt được đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn trong năm 2023; song vẫn ở dưới mức tiềm năng tăng trưởng trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, theo một báo cáo vừa được Trung tâm tình báo kinh tế tại Ngân hàng thương mại Siam (SCB EIC) của Thái Lan công bố.

Tiếp thêm động lực để thanh niên yên tâm lên đường nhập ngũ
Tiếp thêm động lực để thanh niên yên tâm lên đường nhập ngũ

Sau tết nguyên đán, 1.250 thanh niên ưu tú trên toàn tỉnh chuẩn bị thực hiện nghĩa vụ quân sự (NVQS) háo hức chuẩn bị cho ngày hội tòng quân. Chính quyền địa phương đã quan tâm thăm hỏi, động viên thân tình, sự vào cuộc kịp thời, chu đáo của các cấp, ngành, đoàn thể, góp phần tiếp thêm động lực, giúp anh em thanh niên sẵn sàng tâm thế gia nhập quân ngũ, nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.