Thứ Hai, 11/05/2009 13:13

Dự án giúp người dân cải tạo sức khỏe

Huyện Quảng Điền là một trong những địa phương có số lượng người mắc tiêu chảy và lỵ trực khuẩn khá cao. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tỷ lệ mắc các bệnh trên vẫn còn cao là do người dân thiếu hiểu biết về biện pháp phòng chống các bệnh lây qua đường tiêu hoá và hô hấp, do ý thức thực hiện hành vi vệ sinh còn yếu kém, đặc biệt là hành vi rửa tay sạch.

Được quĩ Unilever Việt Nam tài trợ, Dự án “Nâng cao sức khoẻ cộng đồng thông qua việc cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường” triển khai tại xã Quảng Thành và thị trấn Sịa thuộc huyện Quảng Điền sẽ góp phần nâng cao nhận thức người dân, thay đổi hành vi và thói quen vệ sinh, chủ động phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hoá, các dịch bệnh nguy hiểm như SARS, cúm A (H5N1), nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tại các xã triển khai dự án. Tổng kinh phí Quỹ Unilever Việt Nam hỗ trợ cho dự án tại tỉnh Thừa Thiên Huế là 250.120.000 VNĐ và 29.244 bánh xà phòng (trong đó có 23.328 bánh cho 02 xã Dự án và 5.916 bánh cấp phát cho các bà mẹ có con trong độ tuổi tiêm chủng trên địa bàn huyện Dự án).

 
Để thực hiện tốt dự án, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cùng Trung tâm Y tế Quảng Điền tổ chức hội nghị triển khai Dự án “Nâng cao sức khoẻ cộng đồng thông qua việc cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường” cho 85 đại biểu của các ban, ngành cấp huyện; UBND, trưởng trạm y tế, chuyên trách môi trường của 11 xã, thị trấn; giáo viên các trường hưởng dự án. Các đại biểu được nghe tổng quan về dự án, các hoạt động của dự án, các bệnh liên quan đến hành vi vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, ảnh hưởng của hành vi vệ sinh và môi trường tới sức khỏe cộng đồng, các khái niệm cơ bản về truyền thông giáo dục sức khỏe, kỹ thuật rửa tay bằng xà phòng, kỹ năng phương pháp truyền thông tại cộng đồng, giới thiệu kỹ thuật xây dựng, bảo quản các loại nhà tiêu, nguồn nước hợp vệ sinh tại các hộ gia đình…
 
Chị Nguyễn Thị Thủy, cán bộ Phòng Giáo dục Quảng Điền cho biết, sau buổi tập huấn này sẽ triển khai trong các trường học được hưởng dự án về qui trình rửa tay bằng xà phòng. Dự án có tác động lớn không chỉ đối với học sinh, mà còn cả cộng đồng của các địa phương có dự án. Tại các trường học giáo viên sẽ nhận được tài liệu (bộ công cụ và sách hướng dẫn giảng dạy), sẽ truyền đạt những kiến thức về các bệnh đường tiêu hoá, vệ sinh cá nhân, nước sạch và vệ sinh gia đình cho các em. Những thông điệp đưa vào trường học hy vọng sẽ tới đựơc gia đình và cộng đồng thông qua các em học sinh. Đặc biệt giúp người dân có thói quen rửa tay bằng xà phòng trước bữa ăn và sau khi vệ sinh, giúp mọi người cải thiện được sức khỏe.
 
 Ông Lê Quang Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thành nói: “Quy mô dự án nhỏ, nhưng mang ý nghĩa xã hội rất lớn, góp phần nâng cao được nhận thức của người dân về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, khống chế dịch bệnh, tác động đến việc thay đổi hành vi, tập quán không có lợi cho sức khỏe. Dự án đạt hiệu quả về môi trường: Những hoạt động truyền thông cũng như sự hỗ trợ, phối hợp hoạt động về nước sạch và vệ sinh môi trường, phong trào xây dựng làng văn hoá sức khỏe sẽ góp phần nâng cao nhận thức cùng sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, sử dụng và bảo quản công trình nước sạch và nhà vệ sinh”.
 
Qua dự án, việc hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng một số công trình nước và vệ sinh trong nhà trường và cộng đồng cũng góp phần nâng cao tỷ lệ bao phủ hiện còn khá thấp của công tác này.
 
Xuân Hồng
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.