Thứ Ba, 10/12/2019 13:49

Đưa di sản Huế trở thành hạt nhân cho sự phát triển

Sáng 10/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập (1982 – 2022). Đến dự buổi lễ có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; đại diện các ban ngành Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các tổ chức, đối tác quốc tế.

Giữ bóng thời gianThuật trị quốc của hoàng đế Minh Mạng qua Châu bản triều Nguyễn

 Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tặng hoa chúc mừng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

Cách đây 40 năm, ngày 10/6/1982, Công ty Quản lý Di tích Lịch sử và Văn hóa Huế ra đời với trọng trách quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của Quần thể Di tích Cố đô Huế và các di sản văn hóa phi vật thể liên quan. Khi ấy, đất nước vừa bước ra khỏi chiến tranh nên quan điểm, sự lạc hậu về khoa học bảo tồn và nguồn lực đầu tư cho công tác bảo tồn hết sức hạn chế, khó khăn.

Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, công cuộc bảo tồn di tích dần đạt kết quả quan trọng. Từ năm 1996 đến nay, 170 hạng mục công trình được bảo tồn, trùng tu với hơn 2.000 tỷ đồng, được các nhà khoa học trong nước và quốc tế đánh giá cao, đem lại hiệu quả tích cực về kinh tế - xã hội.

Khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản Huế

Vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp, di tích Huế chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững, diện mạo của một cố đô lịch sử dần hồi sinh với hệ thống hạ tầng, cảnh quan môi trường ở các khu di sản được phục hồi, tôn tạo, đẩy lùi không gian hoang phế. 40 năm xây dựng và phát triển, đến nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã trở thành một đơn vị vững mạnh toàn diện, đơn vị bảo tồn di sản hàng đầu của Việt Nam...

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đánh giá cao vai trò hạt nhân, nòng cốt của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trong công cuộc phục hưng di sản. Chủ tịch UBND tỉnh bày tỏ mong muốn đơn vị tiếp tục sáng tạo và tham mưu cho tỉnh nhiều giải pháp nhằm phát huy giá trị di sản Huế, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của tỉnh. Đặc biệt, cùng toàn tỉnh quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị; tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể Di tích Cố đô Huế theo quyết định 42 của Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh kết nối, mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế, tìm kiếm cơ hội quảng bá các giá trị di sản văn hóa Huế; huy động tối đa các nguồn lực để chung tay phát triển di sản văn hóa Huế thành một thương hiệu phát triển bền vững, một điểm đến luôn mới lạ và hấp dẫn du khách.

Tin, ảnh: Minh Hiền

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức
Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức

Chiều 23/2, tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”- GIZ phối hợp với HueIC tổ chức hội nghị thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn CHLB Đức tại Thừa Thiên Huế. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện 16 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu nguồn nhân lực ngành Cơ điện tử đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các giảng viên chuyên ngành Cơ điện tử tại HueIC.