Thứ Bảy, 29/05/2010 14:13

Dùng chung cái cột điện

Cái cột điện trên các con phố ở Huế cũng như các thành phố trong cả nước, đã thực sự gây nên ấn tượng mạnh mẽ, thu hút sự chú ý của bao người. Không phải là kiểu dáng mà bởi sự đắc dụng và cũng bởi “những gồng gánh” mà nó đèo bòng. Nào chuyển tải điện năng. Nào là các loại dây dợ điện thoại, dây cáp truyền hình với năm bảy loại khác nhau. Cũng nào là các loại thông báo từ dạy kèm, sửa tivi đến hút hầm xí... Nói chung là đủ cả. Cũng đã nhiều lần ngành điện lên tiếng. Thế rồi, có vẻ như không ăn thua, vậy là bàn đến chuyện cho thuê với giá cắt cổ đến nổi các doanh nghiệp viễn thông “không chịu thấu” đã phải kêu lên cấp cơ quan, ban ngành có chức năng quản lý. 

Cách đây không lâu, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 422/CT-TTg, yêu cầu các bộ chủ quản trực tiếp chỉ đạo việc dùng chung hạ tầng viễn thông và giá thuê cột điện. Công trình viễn thông công cộng được ưu tiên sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông, đáy biển. Các đường cáp viễn thông, đường dây thuê bao được kết hợp đi dọc đường giao thông, cầu cống, hè phố, đường phố, đường điện để tiện cho việc lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng và bảo vệ công trình. Giá cả cho thuê được tính toán phải chăng, phù hợp với tình hình thực tế.

Chuyện cái cột điện dùng chung khiến tôi nhớ đến chuyện căn nhà mặt tiền cho thuê rất đẹp ở khu phố mới mà gia đình tôi đang sinh sống. Rằng lúc đầu, có người đến thuê để bán cà phê. Làm ăn một thời gian, cảm thấy “sức nóng” của giá thuê mặt bằng, người thuê vận dụng cơi nới cho thêm một bà bán bún bò thuê buổi sáng, một chị khác thuê buổi trưa bán cơm bụi. Vị chủ nhà ở xa không chú ý, lâu ngày mới phát hiện ra thì ôi thôi, tiền thu được từ cho thuê không đủ chi phí cho việc sửa sang lại nhà cửa.

Khi “hét giá” cho thuê, ngành điện đã đưa ra lý do cái cột điện của họ bị cáp viễn thông “ký sinh” khiến hệ thống xuống cấp trầm trọng, tình trạng treo cáp tùy tiện, lộn xộn trên cột điện của viễn thông đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự vận hành an toàn của hệ thống điện, làm ảnh hưởng tới tính mạng, sự an toàn của người dân và gây mất mỹ quan đô thị. Giá tiền thuê cao rõ ràng không thể giải tỏa được bài toán về an toàn cho hệ thống điện và bảo đảm mỹ quan đô thị.

Ai cũng đều biết rằng, ban đầu cột điện là của ngành điện làm ra để đáp ứng nhu cầu cung ứng và kinh doanh điện năng. Rõ ràng, khi thiết kế, người ta cũng chỉ tính đến công năng, tính thẩm mỹ và khả năng chịu đựng nhất định của nó gắn với chức năng của một đường dây điện. Giờ phải gánh thêm công việc, trong nhiều trường hợp khối lượng gấp đôi ba lần là điều rất đáng quan ngại. Dùng chung do thế chỉ nên được xem là giải pháp tình thế. Quản lý cái cột điện không chỉ là chuyện kinh tế đơn thuần mà hơn thế, đang là vấn đề phát triển xã hội.

Đình Nam
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.