Thứ Bảy, 26/07/2014 14:28

FAO: Có thể hoàn toàn xoá bỏ nạn đói ở Mỹ Latinh và vùng Caribe

Với việc thực hiện liên tục và tăng cường kế hoạch an ninh lương thực, châu Mỹ Latinh và vùng Caribe có thể trở thành khu vực đang phát triển đầu tiên xoá bỏ hoàn toàn nạn đói, người đứng đầu cơ quan nông nghiệp của Liên Hiệp quốc hôm nay (26/1) nhận định.

LHQ: Xung đột, thời tiết khó lường “phủ bóng đen” tình hình an ninh lương thực năm 2016Nỗ lực chấm dứt nạn đói của châu Á-Thái Bình Dương đang chậm lạiLHQ: Vùng Caribbean cần tăng cường nỗ lực để ứng phó hạn hán

Nông dân thu hoạch cà rốt. Ảnh: UN

"Khu vực này có tất cả các điều kiện cần thiết để đạt được điều đó, bắt đầu với các cam kết chính trị hỗ trợ Kế hoạch đảm bảo an ninh lương thực, dinh dưỡng và xoá đói của cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe (CELAC)", Tổng giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp quốc (FAO) José Graziano da Silva cho biết.

Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh các Tổng thống và Thủ tướng các Nhà nước và Chính phủ của CELAC tại Punta Cana, Cộng hòa Dominican, tổng giám đốc FAO cho biết thêm rằng: "Chương trình sẽ đại diện cho sự kết tinh ý chí chính trị của các chính phủ nhằm xoá đói trước năm 2025."

Được CELAC thông qua năm 2015, Kế hoạch thúc đẩy các chính sách công một cách toàn diện để xóa đói giảm nghèo, cải thiện các điều kiện ở nông thôn, đưa nông nghiệp thích ứng được với biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai.

Một yếu tố quan trọng của Kế hoạch là nó không chỉ tập trung vào việc giải quyết nạn đói mà cũng giải quyết cả tình trạng béo phì, thực trạng hiện đang ảnh hưởng đến khoảng 140 triệu người trong khu vực.

Tăng cường nuôi trồng quy mô gia đình để ứng phó với biến đổi khí hậu

Ông Graziano da Silva cũng nêu bật những mối đe dọa do biến đổi khí hậu gây ra, vốn có khả năng đảo ngược những thành tựu đạt được trong cuộc chiến chống đói nghèo cùng cực trong khu vực.

"Nông nghiệp là ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu và nạn nhân chính là các gia đình nông dân nhỏ, những người đàn ông và phụ nữ, trong đó nhiều người đang phải vật lộn hàng ngày cho sự sống còn của họ", ông nhấn mạnh.

Cùng với CELAC, FAO đang phát triển một kế hoạch hành động cho ngành nông nghiệp quy mô gia đình và phát triển lãnh thổ nông thôn nhằm tăng cường tính bền vững của sản xuất và tạo ra các cơ hội lớn hơn cho thanh niên nông thôn.

FAO cũng đã hỗ trợ các nước trong khu vực xây dựng một chiến lược quản lý rủi ro thiên tai trong nông nghiệp và an ninh lương thực, trong đó khuyến khích khả năng phục hồi và thích ứng của người nông dân, thông qua các kỹ thuật canh tác bền vững và quản lý tài nguyên.

Bảo Nghi (Lược dịch từ UN)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần tiếp tục hành động khẩn cấp để ngăn chặn khủng hoảng lương thực và dinh dưỡng
Cần tiếp tục hành động khẩn cấp để ngăn chặn khủng hoảng lương thực và dinh dưỡng

Giữa bối cảnh hàng triệu người trên toàn thế giới tiếp tục rơi vào nạn đói, các nhà lãnh đạo của năm tổ chức nhân đạo, ngân hàng và thương mại quốc tế đã kêu gọi hành động khẩn cấp hơn nữa để ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực và dinh dưỡng toàn cầu trở nên tồi tệ hơn.

FAO Giá lương thực thế giới tăng 14,3 vào năm 2022
FAO: Giá lương thực thế giới tăng 14,3% vào năm 2022

Bị thúc đẩy bởi giá năng lượng và phân bón cao hơn do tác động từ xung đột giữa Nga và Ukraine, giá lương thực toàn cầu vào năm 2022 cao hơn 14,3% so với 1 năm trước đó, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết.

FAO Giá lương thực thế giới tiếp tục giảm trong tháng 11
FAO: Giá lương thực thế giới tiếp tục giảm trong tháng 11

Chỉ số giá lương thực thế giới của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) đã giảm nhẹ trong tháng 11, đánh dấu mức giảm hàng tháng thứ 8 liên tiếp kể từ mức cao kỷ lục hồi tháng 3, khi bắt đầu xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine.

Khi nhu cầu tiêu thụ lúa mì ngày càng tăng, châu Á lo ngại về an ninh lương thực
Khi nhu cầu tiêu thụ lúa mì ngày càng tăng, châu Á lo ngại về an ninh lương thực

Trong 10 năm qua, việc tiêu thụ lúa mì ở châu Á đã tăng hơn 30% do người dân dần đa dạng hóa chế độ ăn uống. Trong khi các loại thực phẩm làm từ lúa mì như bánh mì, mì sợi… đã trở nên phổ biến và quen thuộc gần như lúa gạo, thì việc trồng lúa mì ở châu Á lại không dễ dàng, buộc nhiều nước phải phụ thuộc vào nhập khẩu.