Thứ Ba, 10/06/2014 06:41

LHQ: Xung đột, thời tiết khó lường “phủ bóng đen” tình hình an ninh lương thực năm 2016

Năm nay, thế giới phải gánh chịu nhiều cú sốc liên quan đến thời tiết và các cuộc xung đột dân sự gây áp lực cho an ninh lương thực của nhiều nước, Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cho hay.

LHQ: Nông nghiệp cần chuyển đổi thích ứng với sự biến đổi khí hậuUNICEF báo động “thảm họa” mất an ninh lương thực ở Nam SudanLHQ: Nigeria đối mặt cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất ở châu Phi

Trẻ em ở Yemen thiếu lương thực, thuốc men do xung đột. Ảnh: WHO

Báo cáo mới của FAO tiết lộ rằng, trong khi tình hình nông nghiệp toàn cầu dự kiến có dấu hiện cải thiện vào năm 2017, vẫn có đến 39 quốc gia hiện đang cần trợ giúp lương thực.

Báo cáo về Triển vọng cây trồng và Tình hình lương thực dự báo sẽ có điều kiện phát triển thuận lợi cho cây trồng và thu hoạch các loại hạt trong thời gian tới, tuy nhiên, do tình trạng mùa nạc ở một số vùng vừa qua, nạn đói nhiều khả năng sẽ còn gia tăng.

Bị ảnh hưởng của El Nino, số lượng người yêu được cầu trợ giúp lương thực ở Nam Phi dự kiến ​​sẽ tăng đáng kể, với tỷ lệ trẻ thấp còi rất cao ở các vùng Madagascar, Malawi và Mozambique.

Báo cáo đã xác định được nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng lương thực, chẳng hạn như sự thiếu hụt trong sản lượng lương thực, thu nhập thấp, giá cao, và xung đột địa phương, bao gồm cả phong trào tị nạn.

Xung đột dân sự cũng dẫn đến việc gây mất mát và suy giảm các tài sản của hộ gia đình, và vấn đề an ninh làm gián đoạn các hoạt động nông nghiệp. Tại một số nơi ở Sudan, cuộc xung đột đang diễn ra đã làm giảm khả năng tham gia sản xuất nông nghiệp, có thể gây tổn hại lớn cho những cộng đồng dễ bị tổn thương nhất.

Ngoài ra, theo báo cáo, các cuộc xung đột đang diễn ra đã khiến đến 9,4 triệu người ở Syria cần hỗ trợ lương thực, hơn 8 triệu người ở Afghanistan, và cũng trên 8 triệu ở Nigeria cần được cứu trợ.

Thời tiết cũng ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, đặc biệt là châu Phi. Như một hậu quả của hạn hán và El Niño, sản lượng ngũ cốc tổng hợp đã suy giảm đáng kể, và làm giảm sản lượng ngô ở Nam Phi, dẫn đến tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng.

Thu hoạch kém cũng đẩy giá ngô tăng mạnh hơn chủ yếu ở Malawi, nơi 6,5 triệu người dự kiến ​​sẽ lâm vào cảnh mất an ninh lương thực trong thời gian sắp tới.

Trong khi phần lớn châu Á được hưởng lợi từ sự gia tăng sản lượng lương thực mạnh mẽ trong năm 2016, do sự phục hồi mạnh ở Ấn Độ, tác động của các cuộc xung đột lâu nay ở một số nước Cận Đông vẫn tiếp tục làm suy giảm nghiêm trọng sản lượng nông nghiệp, mặc dù điều kiện thời tiết có lợi cho cây lương thực.

Tố Quyên (Lược dịch từ UN)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

Tháng 2 2023, khả năng rét đậm, rét hại còn xuất hiện ở vùng núi và trung du Bắc Bộ
Tháng 2/2023, khả năng rét đậm, rét hại còn xuất hiện ở vùng núi và trung du Bắc Bộ

Nhận định về xu thế thời tiết tháng 2/2023, ông Nguyễn Đức Hòa, Phó trưởng Phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo, trong nửa đầu tháng 2, không khí lạnh hoạt động có cường độ yếu và lệch ra phía Đông. Do đó, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa đến Nghệ An trong thời kỳ này có khả năng xuất hiện mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù tập trung vào đêm và sáng.

Thời tiết ngày mùng 3 Tết Bắc Bộ, Trung Bộ trời chuyển rét đậm
Thời tiết ngày mùng 3 Tết: Bắc Bộ, Trung Bộ trời chuyển rét đậm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm ngày 24/1, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ở vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc Biển Đông đã có gió đông bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9.