Chủ Nhật, 03/08/2014 06:43

FAO: Giá lương thực toàn cầu tăng mạnh trong tháng 1/2017

Giá lương thực toàn cầu tăng đáng kể trong tháng 1 vừa qua, dẫn đầu bởi mức tăng ở đường và ngũ cốc, ngay cả khi thị trường vẫn được cung cấp đầy đủ, số liệu hàng tháng của Liên Hiệp quốc (LHQ) cho thấy.

Haiti ước tính thiệt hại 580 triệu USD trong nông nghiệp do bãoLHQ nhấn mạnh vai trò của thương mại trong an ninh lương thựcFAO: Giá lương thực toàn cầu giảm nhẹ trong tháng 7

Nông dân đang tuốt lúa ở làng Kamangu, Cộng hòa Dân chủ Congo. Ảnh: FAO

Theo một thông cáo báo chí của Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO), chỉ số giá lương thực tháng 1/2017 - đo lường sự thay đổi hàng tháng về giá cả quốc tế của 5 nhóm hàng lương thực chính bao gồm: ngũ cốc, dầu thực vật, sữa, thịt và đường - trung bình đạt 173,8% trong tháng Giêng năm nay, giá trị cao nhất trong gần 2 năm qua, đánh dấu mức tăng 2,1% so với giá trị ước tính đã sửa đổi hồi tháng 12 vừa qua và tăng 16,4% so với mức năm ngoái.

Trong khi năm 2016 đánh dấu năm thứ 5 liên tiếp chỉ số giá lương thực toàn cầu giảm, thì mức giá tháng 1/2017 đánh dấu tháng tăng thứ 6 liên tiếp.

Giá đường tăng 9,95% trong tháng, do kỳ vọng nguồn cung sẽ được thắt chặt kéo dài ở Brazil, Ấn Độ và Thái Lan.

Giá ngũ cốc đã tăng 3,4% từ tháng 12 năm ngoái, với giá lúa mì, ngô và gạo cũng ngày càng tăng. Theo FAO, giá lúa gạo Quốc tế cũng tăng, một phần do chương trình mua sắm hiện nay của nhà nước Ấn Độ, làm giảm số lượng dành cho xuất khẩu.

Gá dầu thực vật cũng tăng 1,8%, chủ yếu là do mức tồn kho toàn cầu thấp của dầu cọ cùng với sự phục hồi sản xuất chậm trong khu vực Đông Nam Á.

Số liệu mới nhất cho thấy, lượng dự trữ ngũ cốc toàn cầu lên tới 681 triệu tấn, tăng 1,5% từ ngày so với mức dự báo hồi tháng 12 năm ngoái và tăng 3% so với cả năm. Lượng tồn kho lúa mì thế giới có khả năng sẽ đạt mức kỷ lục mới là 245 triệu tấn, đánh dấu sự gia tăng 8,3% hàng năm. Lượng tồn kho hạt thô được dự báo sẽ tăng trưởng 0,7% đạt mức cao thứ hai từng được ghi nhận, trong khi lượng tích trữ gạo có sự giảm nhẹ mặc dù kết thúc mùa thu hoạch ở gần mức kỷ lục 170 triệu tấn.

FAO cũng đã nâng mức dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2016 từ 15 triệu tấn đến 2.592 triệu tấn, chủ yếu do sản lượng thu hoạch lúa mì cao hơn dự kiến ​​tại Úc và Nga. Đối với cây lúa, lượng mưa dư thừa trên không phận của Việt Nam nhưng lại không đủ ở Sri Lanka có khả năng sẽ kiềm chế sản lượng gạo.

Tố Quyên (Lược dịch từ UN)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LHQ đánh giá hiệu quả thực hiện thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen
LHQ đánh giá hiệu quả thực hiện thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen

Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách các vấn đề chính trị và xây dựng hòa bình Rosemary DiCarlo ngày 13/1 cho rằng thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc và phân bón qua các cảng ở Biển Đen tiếp tục đạt hiệu quả, thể hiện qua việc giá lương thực toàn cầu giảm.

FAO Giá lương thực thế giới tăng 14,3 vào năm 2022
FAO: Giá lương thực thế giới tăng 14,3% vào năm 2022

Bị thúc đẩy bởi giá năng lượng và phân bón cao hơn do tác động từ xung đột giữa Nga và Ukraine, giá lương thực toàn cầu vào năm 2022 cao hơn 14,3% so với 1 năm trước đó, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết.

ADB hạ dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển
ADB hạ dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa cắt giảm dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển trong năm nay và năm tới, khi khu vực phải đối mặt với những “cơn gió ngược” dai dẳng, là hậu quả của xung đột Nga - Ukraine, chính sách chống lại đại dịch COVID-19 của Trung Quốc và nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại.

FAO Giá lương thực thế giới tiếp tục giảm trong tháng 11
FAO: Giá lương thực thế giới tiếp tục giảm trong tháng 11

Chỉ số giá lương thực thế giới của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) đã giảm nhẹ trong tháng 11, đánh dấu mức giảm hàng tháng thứ 8 liên tiếp kể từ mức cao kỷ lục hồi tháng 3, khi bắt đầu xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine.