Thứ Tư, 22/10/2014 06:33

G20: Chủ nghĩa bảo hộ "gây tổn hại" cho kinh tế toàn cầu

Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) ngày 21/4 gửi một thông điệp thống nhất về mối đe dọa rằng, chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng gây tổn hại cho nền kinh tế toàn cầu.

Ứng viên Tổng thống Pháp: Chủ nghĩa bảo hộ sẽ đẩy tăng trưởng GDP lên 2,5%IMF, WTO, OECD cam kết bảo vệ thương mại tự doĐức, Nhật Bản kêu gọi mở cửa thị trườngG20 bế tắc trong việc tìm ra giải pháp chống bảo hộ mậu dịchG20 khẳng định hợp tác đa phương giải quyết mọi thách thức toàn cầu

Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble trong cuộc họp báo ngày 21/4. Ảnh: AFP

Phát biểu sau cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính G20 ở Washington (Mỹ), Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cho biết, các nhà lãnh đạo "thỏa thuận rõ ràng rằng, tự do thương mại tốt hơn cho tăng trưởng toàn cầu".

"Có một sự đồng thuận rõ ràng rằng, chủ nghĩa bảo hộ sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế toàn cầu, cũng như những nền kinh tế có liên quan", Bộ trưởng Tài chính Đức, quốc gia đang giữ chức Chủ tịch G20 nói với các phóng viên.

Điều đó dường như đánh dấu một sự thay đổi mạnh mẽ so với cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính gần đây nhất diễn ra tại Đức cách đây 1 tháng, ông Schaeuble nhận định.

Nhà lãnh đạo Đức cũng cho hay, cuộc họp ngày 21/4 đã vượt qua "một số khó khăn". Tuy nhiên, ông không cung cấp thêm chi tiết.

Cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính ở Washington diễn ra trong bối cảnh căng thẳng do chủ nghĩa bảo hộ và chống toàn cầu hoá gia tăng tại các nền kinh tế chủ chốt gây ra.

Lê Thảo (Lược dịch từ AFP & Straitstimes)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều tổn thất hơn vào năm 2023
Nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều tổn thất hơn vào năm 2023

Năm 2022 được cho là năm trở lại của nền kinh tế thế giới sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, năm này lại được đánh dấu bằng một xung đột, lạm phát kỷ lục và các thảm họa liên quan đến khí hậu. Có thể nói rằng, năm 2022 là một năm “đa khủng hoảng”, một thuật ngữ được phổ biến bởi nhà sử học Adam Tooze.

“Duy trì mặt bằng lãi suất hiện nay là cố gắng lớn”
“Duy trì mặt bằng lãi suất hiện nay là cố gắng lớn”

Theo TS Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, vì Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vẫn đưa ra tín hiệu sẽ tiếp tục tăng lãi suất năm 2023, nên tại Việt Nam, lãi suất sẽ không thể giảm nhanh được. “Mặt bằng lãi suất duy trì ở mức hiện nay đã là một thành công, một cố gắng rất lớn của hệ thống ngân hàng”, TS Nguyễn Hữu Huân cho biết.

Indonesia đề xuất thành lập các nhóm công tác mới của G20
Indonesia đề xuất thành lập các nhóm công tác mới của G20

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Thứ trưởng Điều phối kinh tế Indonesia Edi Prio Pambudi cho biết quốc gia này đã đề xuất thành lập các nhóm công tác mới trong nhiệm kỳ Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) của Ấn Độ.