Thứ Bảy, 27/02/2016 15:03

Gần 1/2 trường học trên thế giới thiếu nước sạch, nhà vệ sinh

Các chuyên gia ngày 27/8 cảnh báo, gần 1/2 số trường học trên thế giới thiếu nước uống sạch, nhà vệ sinh và cơ sở rửa tay, khiến hàng triệu trẻ em phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh.

LHQ: Hàng tỷ người trên khắp thế giới thiếu nước sạchNew Zealand xây nhà vệ sinh cho học sinh chuyển giớiWHO: Môi trường ô nhiễm khiến 1,7 triệu trẻ em tử vong mỗi nămUNICEF công bố danh sách 10 quốc gia có tỷ lệ trẻ thất học cao nhấtUNICEF kêu gọi tạo điều kiện để phụ nữ & trẻ em gái tiếp cận nước sạch

Gần 1/3 các trường tiểu học và trung học trên thế giới thiếu nguồn cung cấp nước uống an toàn và đáng tin cậy. Ảnh: Reuters

Gần 900 triệu trẻ em phải đối mặt với tình trạng thiếu các cơ sở vệ sinh cơ bản trong quá trình học tập, khiến sức khỏe của trẻ gặp nguy hiểm và một số trẻ em phải bỏ lỡ việc học.

Ông Rick Johnston, thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: “Không thể có một môi trường học tập có chất lượng mà không có những điều cơ bản này. Trẻ em có thể sẽ không đến trường nếu không có nhà vệ sinh. Và rồi, khi chúng ở trường, chúng sẽ không thể thể hiện mình tốt nhất nếu chúng không được sử dụng nhà vệ sinh phù hợp".

Trong một động thái liên quan, các nhà lãnh đạo thế giới vừa đạt được cam kết toàn cầu để cung cấp nước sạch và cơ sở vệ sinh cho tất cả và đảm bảo mọi trẻ em được giáo dục toàn diện đến năm 2030, theo Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hiệp quốc (LHQ).

Thiếu nước sạch và các cơ sở vệ sinh có thể gây ra tình trạng mất nước, bệnh tật và thậm chí tử vong. Tuy nhiên, nhiều trẻ em buộc phải mạo hiểm sức khỏe của chúng để tham gia vào các lớp học, theo báo cáo chung của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF) và WHO.

Báo cáo này cho thấy, gần 1/3 các trường tiểu học và trung học thiếu nguồn cung cấp nước uống an toàn và đáng tin cậy, ảnh hưởng đến gần 570 triệu trẻ em. Gần 20% trường học hoàn toàn không có nước uống an toàn.

Hơn 1/3 các trường học thiếu cơ sở vệ sinh đầy đủ, ảnh hưởng đến hơn 620 triệu trẻ em. Gần 1/5 trường tiểu học và 1/8 trường trung học được cho là không có vệ sinh.

Gần 1/2 trường học thiếu cơ sở rửa tay thích hợp, cần thiết để giúp ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm và bệnh tật. Gần 900 triệu trẻ em bị ảnh hưởng.

Đáng chú ý, châu Phi cận Sahara, Đông và Đông Nam Á là những khu vực tồn tại một số cơ sở vệ sinh tồi tệ nhất.

Ông Tim Wainwright, Giám đốc điều hành tổ chức từ thiện WaterAid lưu ý: “Điều đó thật gây sốc. Hậu quả đối với sự tiếp cận giáo dục, sức khỏe nói chung và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em là rất rộng lớn".

Theo một nghiên cứu của WaterAid và UNICEF ​​hồi đầu năm nay, hơn 1/3 số trẻ em gái ở khu vực Nam Á bỏ lỡ việc học trong suốt thời gian hành kinh, thường do chúng thiếu được tiếp cận nhà vệ sinh hoặc băng vệ sinh.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Thế giới (WB) hồi năm ngoái đã cảnh báo, các quốc gia cần phải tăng gấp 4 lần chi tiêu lên mức 150 tỷ USD/năm để cung cấp nước sạch và vệ sinh.

Các chuyên gia nhận định, tình hình có thể được cải thiện nhanh chóng nếu các nhà lãnh đạo đưa nước, vệ sinh trở thành ưu tiên hàng đầu.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters & Straitstimes)

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.