Thứ Ba, 13/01/2015 06:28

LHQ: Hàng tỷ người trên khắp thế giới thiếu nước sạch

Khoảng 3 trên 10 người khắp thế giới đang thiếu nước sạch và có sẵn tại nhà, gần 6 trên 10 người thiếu dịch vụ vệ sinh được quản lý an toàn, báo cáo mới do Liên Hiệp quốc (LHQ) công bố ngày 12/7 cảnh báo; đồng thời kêu gọi các quốc gia phải làm nhiều hơn nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người.

Nam Á sẽ thiếu nước sạch thường xuyên đến năm 2050WHO: Gần 2 tỷ người trên thế giới đang uống nước nhiễm bẩnUNICEF kêu gọi tạo điều kiện để phụ nữ & trẻ em gái tiếp cận nước sạch

Một phụ nữ đi lấy nước từ đường ống dẫn nước ở vùng ngoại ô bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Ảnh: UNICEF

Theo Báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), nhiều nhà ở, cơ sở y tế và trường học cũng thiếu xà phòng và nước rửa tay, khiến sức khoẻ của tất cả mọi người, nhất là trẻ nhỏ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo.

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO cho biết: "Nước sạch, vệ sinh an toàn ở nhà không phải là đặc quyền của những người giàu có hoặc sống ở các trung tâm đô thị”. Ông Tedros lưu ý rằng, những người sống ở khu vực nông thôn bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Do thiếu các dịch vụ cơ bản này, hàng triệu người mắc những căn bệnh có thể dễ dàng ngăn chặn được, chẳng hạn như tiêu chảy, căn bệnh khiến 361.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi năm, theo ghi nhận của các cơ quan LHQ .

Ông Anthony Lake, Giám đốc Điều hành UNICEF nhấn mạnh: "Nước sạch, vệ sinh hiệu quả là yếu tố quan trọng đối với sức khoẻ của mọi trẻ em và mọi cộng đồng. Điều này là cần thiết để xây dựng xã hội mạnh mẽ hơn, lành mạnh hơn và công bằng hơn”.

Lê Thảo (Lược dịch từ UN News)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bất động sản chao đảo vì thiếu dòng vốn
Bất động sản "chao đảo" vì thiếu dòng vốn

Thời gian qua, nhất thời điểm từ giữa năm 2022 đến nay, phần lớn các doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) "sốt ruột" vì tín dụng bị siết chặt. Đa số DN thiếu vốn để triển khai dự án (DA), còn nhà đầu tư thứ cấp không có dòng tiền để "lướt sóng".

Áp lực của “người làm quan”
Áp lực của “người làm quan”

Dân gian xưa có câu: “Một người làm quan, cả họ được nhờ”. Thành ngữ đó có ý tốt, nhưng hiểu theo mặt trái lại bao hàm thiếu lành mạnh, trở thành một hiện tượng tiêu cực trong xã hội.