Thứ Hai, 19/12/2016 15:05

Gấu Bắc cực xuất hiện tại Siberian, cách môi trường sống của mình hàng trăm dặm

Một chú gấu Bắc cực bị đói đã đi lạc hàng trăm kilomet từ môi trường sống tự nhiên của mình ở Bắc Cực và lang thang, kiệt sức, vào thành phố công nghiệp lớn của Nga là Norilsk ở phía bắc Siberia.

Chuột nâu Úc là động vật có vú đầu tiên tuyệt chủng vì biến đổi khí hậuĐại dương nóng lên đe doạ làm tuyệt chủng nhiều động vật biển hoang dãBiến đổi khí hậu có thể làm giảm hơn một nửa động vật hoang dã vào năm 2100Còn nhiều mối đe dọa đối với động thực vật hơn biến đổi khí hậu

Con gấu Bắc cực đang lang thang trên đường phố Norilsk. Ảnh: The Siberian Times

Một con gấu Bắc cực đói khát đã đi lạc hàng trăm km từ môi trường sống tự nhiên ở Bắc Cực và lang thang, kiệt sức, vào thành phố công nghiệp lớn của Nga là Norilsk ở phía bắc Siberia.

Con gấu cái này trông yếu ớt và có vẻ là bị ốm, nằm dài trên mặt đất hàng giờ ở vùng ngoại ô Norilsk, chân của nó lấm bùn, thỉnh thoảng vươn đầu lên để ngửi thức ăn xung quanh.

Theo các nhà môi trường địa phương, đây là con gấu Bắc cực đầu tiên được nhìn thấy trong thành phố trong hơn 40 năm qua.

“Nó vẫn đang di chuyển xung quanh một nhà máy, dưới sự quan sát của cảnh sát và các đơn vị ứng phó khẩn cấp để đảm bảo an toàn cho nó và cho những người dân địa phương”, quan chức dịch vụ môi trường Alexander Korobkin nói với AFP.

Con gấu được phát hiện lần đầu tiên vào tối Chủ Nhật tại một khu công nghiệp ở phía đông bắc trung tâm Norilsk, ông Korobkin cho biết.

Một nhóm chuyên gia sẽ đến vào ngày thứ Tư để kiểm tra con gấu và quyết định số phận của nó.

Oleg Krashevsky, một chuyên gia động vật hoang dã địa phương, người đã quay cận cảnh chú gấu Bắc cực, cho biết không rõ điều gì đã đưa con vật đến thành phố này, mặc dù có thể nó đã bị lạc. Ông nói rằng nó có đôi mắt ngấn nước và rõ ràng không thể nhìn rõ.

Khủng hoảng khí hậu đang ảnh hưởng đến môi trường sống của loài gấu biển Bắc Cực và buộc chúng phải bới rác nhiều hơn để kiếm thức ăn trên đất liền, khiến chúng tiếp xúc gần với người dân và các khu vực dân cư.

Tình trạng khẩn cấp đã được công bố tại một khu vực dân cư hẻo lánh của miền Bắc nước Nga hồi đầu năm nay khi hàng chục con gấu Bắc cực bị đói được nhìn thấy đang nhặt rác để kiếm thức ăn và đi vào các tòa nhà công cộng và nhà ở của người dân.

Các chuyên gia động vật hoang dã của liên bang dự kiến sẽ đến Norilsk vào thứ Tư để đánh giá tình trạng của chú gấu.

Cư dân địa phương trong thành phố, vốn được nhiều người biết đến là nơi sản xuất niken, đã đổ ra đường để chụp ảnh và ngắm con gấu trong khi cảnh sát cố ngăn họ đến quá gần nó.

Anh Tuấn (Lược dịch từ The Guardian)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á
Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á

Các thị trường trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải đối mặt với những rủi ro kinh tế do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, với báo cáo của Công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey dự báo 8 - 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm về năng suất trong bối cảnh nhiệt độ và độ ẩm tăng cao vào năm 2050.