Thứ Tư, 06/01/2016 16:24

Giá lương thực thế giới giảm lần đầu tiên trong năm 2018

Giá hàng hóa thực phẩm nông nghiệp thế giới chứng kiến sự sụt giảm trong tháng 6 vừa qua. Đây là lần đầu tiên trong năm 2018 giá hàng hóa thực phẩm nông nghiệp sụt giảm trong bối cảnh những căng thẳng thương mại ảnh hưởng đến thị trường ngay cả khi triển vọng sản xuất toàn cầu giảm, theo tờ Devdiscourse ngày 6/7.

FAO, OECD dự báo sản lượng nông nghiệp châu Á sẽ gia tăngFAO: An toàn thực phẩm là chìa khoá để phát triển kinh tế, kết thúc đói nghèoThực phẩm được chứng nhận của địa phương thúc đẩy phát triển bền vữngFAO: Thúc đẩy đa dạng sinh học các ngành nông nghiệp cơ bảnFAO cảnh báo tỷ lệ đói nghèo trên thế giới vẫn còn cao

Đây là mức giảm lần đầu tiên trong năm nay đối với hàng hóa thực phẩm nông nghiệp thế giới. Ảnh: FAO

Chỉ số giá thực phẩm của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp quốc (FAO) đạt trung bình 173,7 điểm trong tháng 6, giảm 1,3% so với mức của tháng 5. Sự sụt giảm này chủ yếu là do các mức giá tiêu chuẩn thấp hơn đối với lúa mì, ngô và dầu thực vật, kể cả dầu được chiết xuất từ ​​đậu nành.

Chỉ số giá thực phẩm của FAO là thước đo cho sự thay đổi hàng tháng về giá thế giới của một loạt các mặt hàng thực phẩm.

Cụ thể, Chỉ số giá ngũ cốc của FAO giảm 3,7% trong tháng 6. Mặc dù triển vọng sản xuất đang yếu hơn đối với các loại ngũ cốc chính, đồng thời đã có "sự sụt giảm tương đối mạnh" trong giá ngô và lúa mì quốc tế, phản ánh những căng thẳng thương mại leo thang.

Chỉ số giá dầu thực vật của FAO cũng giảm 3% so với tháng 5, xuống mức thấp nhất trong vòng 29 tháng. Trong khi đó, giá dầu cọ, dầu đậu nành và dầu hướng dương cũng đều giảm. Ngoài ra, chỉ số giá sữa của FAO giảm 0,9%, do mức giá thấp hơn đối với phô mai.

Trong khi đó, chỉ số giá thịt của FAO tăng nhẹ 0,3% so với tháng 5, dẫn đầu bởi giá trị thịt cừu và thịt lợn tăng. Chỉ số giá đường của FAO tăng 1,2%, đảo ngược 6 tháng giảm liên tiếp, chủ yếu do những lo ngại thời tiết khô hạn ở Brazil, quốc gia sản xuất và xuất khẩu đường lớn nhất thế giới sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng mía.

Giảm về sản lượng và kho dự trữ ngũ cốc

Trong một động thái liên quan, FAO cũng cập nhật dự báo về sản lượng ngũ cốc thế giới trong năm nay, hiện đang chốt ở mức 2.586 triệu tấn, giảm 64,5 triệu tấn, thấp hơn 2,4% so với sản lượng kỷ lục trong năm 2017.

Dự báo mới được công bố trong Báo cáo Cung cầu Ngũ cốc của FAO thấp hơn 24 triệu tấn so với dự báo do cơ quan này đưa ra trong tháng 6, phần lớn phản ánh triển vọng sản lượng thấp hơn đối với lúa mì ở Liên minh châu Âu (EU), cũng như lúa mì và các loại hạt thô tại Liên bang Nga và Ukraine.

Bên cạnh đó, tiêu thụ ngũ cốc thế giới được dự báo sẽ tăng lên mức 2.641 triệu tấn trong niên vụ 2018-2019. Do việc tiêu thụ được dự đoán sẽ vượt qua sản lượng mới, các kho dự trữ ngũ cốc toàn cầu tích trữ trong 5 mùa vừa qua sẽ được giảm xuống.

Điều này dự kiến dẫn đến tỷ lệ tồn kho để sử dụng trên thế giới đối với ngũ cốc giảm xuống còn 27,7%, đánh dấu mức giảm đầu tiên trong vòng 4 năm, từ mức 30,6%, mặc dù vẫn cao hơn mức thấp kỷ lục là 20,4% được ghi nhận trong niên vụ 2007-2008.

Đáng chú ý, sự sụt giảm đối với lượng tồn kho được dự kiến ​​sẽ lớn nhất đối với ngô, trong khi lượng gạo dự trữ có thể tăng trong năm thứ 3 liên tiếp. Thương mại ngũ cốc thế giới được dự kiến ​​sẽ duy trì mạnh mẽ trong niên vụ 2018-2019, gần mức kỷ lục trong niên vụ 2017/18.

Lê Thảo (Lược dịch từ FAO & Devdiscourse)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá xăng dầu giảm mạnh
Giá xăng dầu giảm mạnh

TPO - Từ 15h ngày 14/12, giá các loại xăng giảm từ 778 - 917 đồng/lít, trong khi đó giá dầu cũng giảm ở mức tương đối. Đây là lần thứ 5 liên tiếp giá xăng dầu giảm.

Số ca nhập viện do tai nạn giao thông ngày tết giảm
Số ca nhập viện do tai nạn giao thông ngày tết giảm

Chiều 30/1, Bệnh viện Trung ương Huế (BVTW Huế) cho biết, qua thống kê, đợt nghỉ tết vừa qua có 241 ca tai nạn giao thông phải nhập viện cấp cứu, điều trị; trong đó có 1 ca tử vong. Ngoài ra còn có 29 ca tai nạn do đánh nhau.

FAO Giá lương thực thế giới tăng 14,3 vào năm 2022
FAO: Giá lương thực thế giới tăng 14,3% vào năm 2022

Bị thúc đẩy bởi giá năng lượng và phân bón cao hơn do tác động từ xung đột giữa Nga và Ukraine, giá lương thực toàn cầu vào năm 2022 cao hơn 14,3% so với 1 năm trước đó, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết.

IMF Kinh tế thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2023
IMF: Kinh tế thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2023

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 1/1 nhận định, kinh tế thế giới trong năm 2023 sẽ đối mặt với nhiều khó khăn khi các động lực chính của tăng trưởng toàn cầu đều trải qua giai đoạn suy yếu.