Thứ Ba, 27/10/2015 07:02

Thực phẩm được chứng nhận của địa phương thúc đẩy phát triển bền vững

Số lượng ngày càng tăng của các sản phẩm có nguồn gốc địa lý cụ thể và được chứng nhận đang mang lại lợi ích kinh tế và xã hội to lớn cho khu vực nông thôn, đồng thời có thể thúc đẩy phát triển bền vững, một báo cáo được công bố ngày 26/4 cho biết.

Nền kinh tế sinh học, tái sử dụng có thể nuôi sống và cứu lấy hành tinhFAO cảnh báo tỷ lệ đói nghèo trên thế giới vẫn còn caoFAO kêu gọi chung tay hạn chế sự lây lan của bệnh suy dinh dưỡngFAO: Giá lương thực toàn cầu tăng tháng thứ 3 liên tiếpSố người đói trên thế giới tăng lên 815 triệu người

Khách hàng mua phô mai tại một quầy hàng thực phẩm ở chợ Esquilino, Rome, Italy. Ảnh: FAO

Các sản phẩm thực phẩm có nhãn hiệu địa lý đã được đăng ký nhãn hiệu, có chất lượng hoặc danh tiếng cụ thể gắn liền với nơi xuất xứ của chúng, chiếm tới 50 tỷ USD thương mại hàng năm trên toàn thế giới, theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc (FAO) và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu.

Khái niệm này không phải là mới, khi các sản phẩm từ rượu vang Bordeaux đến phô mai Parmigiano đã được dán nhãn bảo vệ trong nhiều thập niên hay nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, ý tưởng đó đang lan rộng và các sản phẩm như vậy đang xuất hiện ở những quốc gia và khu vực đang phát triển.

Ông Emmanuel Hidier, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Trung tâm đầu tư của FAO cho hay: “Chỉ dẫn địa lý là một cách tiếp cận với các hệ thống sản xuất và tiếp thị thực phẩm để đặt các cân nhắc về xã hội, văn hóa và môi trường ở trung tâm của chuỗi giá trị. Chúng có thể là một con đường để phát triển bền vững cho các cộng đồng nông thôn bằng cách thúc đẩy những sản phẩm chất lượng, tăng cường chuỗi giá trị, cũng như cải thiện tiếp cận với nhiều thị trường".

Thanh Ngân (Lược dịch từ UN News)

 

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022
Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022

Trong bối cảnh thiếu hụt lượng lớn giáo viên, thì cũng có hàng nghìn giáo viên nghỉ việc hoặc chuyển từ trường công lập sang các trường tư thục,... Đây là bài toán “đau đầu” với nhiều địa phương.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh chủ động đổi mới, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) nhằm xây dựng, hình thành hệ sinh thái số GDNN, đáp ứng nhu cầu của người học trong nền kinh tế số, xã hội số.

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.