Thứ Năm, 30/07/2020 12:57

Giá trị cửa biển Thuận An

Hội Khoa học Lịch sử (KHLS) tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho ra mắt cuốn sách: “Cửa biển Thuận An xưa và nay”, do TS. Phan Tiến Dũng chủ biên.

Thuận An - vùng đất ven biển mang bản sắc riêngCửa biển Thuận An có vai trò quan trọng trong quân sự, kinh tế lẫn môi trườngBiển & làng biển xứ Huế

Trấn Hải Thành vẽ năm 1916. Nguồn ảnh: B.A.V.H

Nội dung cuốn sách cho thấy vị trí chiến lược của cửa biển Thuận An trong lịch sử; đồng thời khẳng định các giá trị về lịch sử, văn hóa trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương...

Thuận An nằm về phía đông thành phố Huế. Dưới thời các chúa Nguyễn, đây là cửa ngõ ra vào thủ phủ các Chúa, cũng là điểm kiểm soát tàu bè qua lại.

Đến giai đoạn triều Nguyễn, Thuận An có một vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng, trấn giữ Kinh đô Huế. Vua Gia Long cùng các vua Nguyễn cho xây dựng và nâng cấp công trình Đài Trấn Hải - Trấn Hải Thành (1813) với thành cao hào sâu và hệ thống đồn lũy quân sự quy mô; xây dựng lực lượng thủy binh hùng hậu trong điều kiện lúc bấy giờ.

Theo TS. Phan Tiến Dũng - Chủ tịch Hội KHLS tỉnh Thừa Thiên Huế: “Trấn Hải Thành là đồn lũy quan trọng trấn giữ cửa biển Thuận An, nơi đây từng được xem là cửa ngõ yết hầu của Kinh đô Huế, nay đã trở thành một di tích quý hiếm. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị di tích Trấn Hải Thành sẽ giữ gìn được một kiến trúc có giá trị, góp phần cung cấp các thông tin về lịch sử văn hóa ở vùng đất Cố đô, đồng thời tăng cường giáo dục truyền thống cho các thế hệ hiểu được lịch sử những trận đánh, những tấm gương hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, đồng bào”.

Hiện, Thuận An đang lưu giữ thông tin một số sự kiện, di tích lịch sử - văn hóa tâm linh ghi dấu công cuộc giữ nước của dân tộc, như đền Âm Linh (mả làng) - một ngôi mộ tập thể và miếu Âm Linh - nơi thờ cúng chiến sĩ trận vong và đồng bào tử nạn trong cuộc chiến chống Pháp giữ Trấn Hải Thành vào năm Quý Mùi (1883)…

Từ ngày 1/7/2021, theo Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH, ngày 27/4/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thành phố Huế được mở rộng từ 70,67km2 lên 265,99km2, với 28 phường và 7 xã. Với việc mở rộng này, Thuận An trở thành phường thuộc thành phố Huế.

Thuận An mang trong mình một hệ sinh thái thiên nhiên và nhân văn đa dạng có tính đặc thù, là cơ sở để phát triển kinh tế, du lịch.

NGUYỄN ANH TUẤN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tìm thấy thi thể ngư dân mất tích trên biển
Tìm thấy thi thể ngư dân mất tích trên biển

Trưa 25/2, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh cho biết, Đồn Biên phòng Phong Hải phối hợp với gia đình nạn nhân vừa tìm thấy thi thể ngư dân Nguyễn Văn Siêu trôi dạt vào bờ biển xóm Tân Mỹ, xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền.

Chìm tàu, một thuyền viên mất tích
Chìm tàu, một thuyền viên mất tích

Sáng 22/2, ông Nguyễn Văn Giàu, Phó Chủ tịch UBND phường Thuận An (TP. Huế) cho biết, chính quyền địa phương đang phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức tìm kiếm ngư dân gặp nạn trên biển.

Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị
Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị

Mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, trong đó hợp tác xã (HTX) làm khâu trung gian kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp tiêu thụ và chế biến sản phẩm đang được ngành nông nghiệp từng bước nhân rộng.

Giá trị, sức sống của tuyên ngôn trong thời đại mới và không gian mới
Giá trị, sức sống của tuyên ngôn trong thời đại mới và không gian mới

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời đến nay 175 năm (2/1848 - 2/2023). Những tư tưởng chủ đạo của Tuyên ngôn đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã kế thừa và phát triển sáng tạo tư tưởng của Tuyên ngôn vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, từng bước hiện thực hóa những nguyên lý cách mạng do Tuyên ngôn đề ra; góp phần khẳng định giá trị, sức sống bất diệt của Tuyên ngôn trong thời đại mới và không gian mới.