Thứ Hai, 08/06/2020 11:28

Giáo dục thiếu giáo viên, bảo tàng chưa có không gian trưng bày

Được đánh giá đạt nhiều kết quả quan trọng, nhưng lĩnh vực văn hóa xã hội năm 2022 vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn bất cập. Trong đó, tập trung vào những vấn đề như công tác tuyển sinh đào tạo của các cơ sở đào tạo thuộc ngành văn hóa và thể thao, bảo tàng chưa có không gian trưng bày, thiếu trang thiết bị dạy học và giáo viên, hệ thống trạm y tế xuống cấp…

Bảo tàng Mỹ thuật Huế tiếp nhận bộ sưu tập tranh dân gianBàn chuyện truyền thông cho bảo tàngGiải bài toán thiếu giáo viên tiểu họcCần cơ chế đồng bộ để giải bải toán thiếu giáo viên triển khai Chương trình GDPT mới

Những vấn đề trên được nêu ra tại báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện nhiệm vụ văn hóa - xã hội năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023 tại Kỳ họp lần thứ V, HĐND tỉnh khóa VIII diễn ra sáng 8/12.

Ông Nguyễn Tân – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (trái) kiểm tra cơ sở vật chất một trường học trên địa bàn tỉnh

Giáo dục thiếu giáo viên, bảo tàng chưa có không gian trưng bày

Ông Hoàng Khánh Hùng, Trưởng ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh cho biết, năm 2022, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, riêng lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Có thể kể đến các vấn đề như tập trung tập thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, giữ gìn bản sắc văn hóa Huế, tích cực triển khai đề án tu bổ và phục hồi di tích. Nhiều sự kiện văn hóa, thể thao được tổ chức thành công, đặc biệt là Tuần lễ Festival Huế 2022.

Với công tác giáo dục – đào tạo đã tập trung triển khai các biện pháp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, nhất là chọn sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 năm học 2022 – 2023. Bên cạnh đó, biên soạn và đưa vào giảng dạy chương trình giáo dục địa phương, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp đáp ứng nhu cầu dạy học và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm học 2021 - 2022 đạt 96,76%.

Công tác khám chữa bệnh cho người dân được đảm bảo, tích cực triển khai các giải pháp phòng, chống các dịch bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng… Đến nay, đã có trên 95% người dân có mã hồ sơ sức khỏe điện tử; 100% đơn vị khám chữa bệnh (từ tuyến xã đến tuyến Trung ương) đã có hệ thống HIS (hệ thống thông tin bệnh viện) giúp cho người dân thuận lợi trong việc khám chữa bệnh và thanh toán viện phí; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt trên 99%.

Về công tác an sinh xã hội, đã hoàn thành cơ bản công tác hỗ trợ khó khăn cho người dân bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,13% (giảm 1,7% so với năm 2021). Ngoài, ra hỗ trợ, giải quyết việc làm cho hơn 17.000 người, vượt 4,3% so với kế hoạch đề ra, trong đó có 1.500 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Tuy nhiên theo ông Hùng, hiện nay lĩnh vực văn hóa – xã hội gặp khó khăn, bất cập. Cụ thể, một số chương trình, đề án phát triển lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật triển khai còn chậm, công tác hỗ trợ đầu tư tu bổ các di tích nằm ngoài quần thể di tích cố đô Huế chưa đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đề ra, công tác tuyển sinh đào tạo của các cơ sở đào tạo thuộc ngành văn hóa và thể thao gặp khó khăn do không có nguồn tuyển.

Cùng với đó, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở các cấp chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, mô hình tổ chức thiếu đồng bộ, chất lượng hoạt động chưa cao. Đáng chú ý, tiến độ thực hiện dự án về Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế còn chậm và Bảo tàng Mỹ thuật Huế hiện chưa có cơ sở để trưng bày và bảo quản các tác phẩm mỹ thuật.

Tình trạng thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và đội ngũ giáo viên. Theo thống kê, đến ngày 30/11, toàn tỉnh thiếu 611 giáo viên các cấp. Vấn đề bạo lực học đường, vi phạm quy tắc ứng xử trong giáo viên, học sinh vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi…

Phải có giải pháp quyết liệt

Trước những khó khăn đó, ông Hoàng Khánh Hùng kiến nghị HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo ngành Văn hóa, thể thao tích cực triển khai, thực hiện có hiệu quả các đề án, kế hoạch về văn hóa, thể thao đã được phê duyệt. Huy động và sử dụng các nguồn lực để trùng tu, bảo tồn các di tích; xây dựng và phát triển ngành công nghiệp văn hóa; hình thành các sản phẩm văn hóa đặc sắc gắn liền với bản sắc văn hóa Huế phục vụ phát triển du lịch, dich vụ; tập trung đầu tư xây dựng và phát triển các thiết chế văn hóa và thể thao, nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở; tăng cường các hoạt động hỗ trợ phát triển bảo tàng ngoài công lập trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt quan tâm, sớm bố trí địa điểm để xây dựng Bảo tàng Mỹ thuật Huế nhằm trưng bày và giới thiệu các tác phẩm mỹ thuật có giá trị ra công chúng. Theo số liệu hiện tại, hiện nay Bảo tàng Mỹ thuật có trên 113 tác phẩm mỹ thuật, trong đó có 53 tác phẩm sưu tầm bằng ngân sách, 60 tác phẩm do Hội Mỹ thuật Việt Nam và các cá nhân, tổ chức tặng và nhiều hiện vật, tư liệu quý khác.

Dù đã có nhiều tác phẩm mỹ thuật được sưu tập bằng ngân sách cũng như được tặng từ các tổ chức, cá nhân nhưng đến nay vẫn chưa có không gian để trưng bày

Với ngành giáo dục, phải có giải pháp quyết liệt hơn nữa để duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục, phấn đấu đạt các chỉ tiêu đề ra trong các Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND về phát triển giáo dục. Tiếp tục làm tốt công tác tuyển dụng giáo viên đáp ứng nhu cầu dạy học, nhất là ở bậc mầm non và tiểu học. Có giải pháp tháo gỡ khó khăn trong công tác mua sắm trang thiết bị dạy học. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình giáo dục địa phương, giáo dục về đạo đức, kỹ năng ứng xử trong trường học…

Liên quan với các vấn đề giáo dục, đại biểu Nguyễn Tân – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho rằng, hiện nay thiếu giáo viên nhiều nhất tập trung vào cấp mầm non và tiểu học. Trong tình thế hiện tại, các huyện đã hợp động với một số giáo viên nghỉ hưu để khắc phục khó khăn tạm thời.

Ông Tân cho rằng, nếu tuyển bằng mọi cách sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sau này. Vì thế, sở đang phối hợp với Trường Đại học sư phạm, Đại học Huế rà soát sinh viên sắp ra trường cũng như làm việc với các huyện, thị xã để tính toán, có lộ trình hợp đồng, tuyển dụng.

“Tuyển dụng phải quan tâm đến chất lượng, công khai minh bạch để đảm bảo đầu vào sinh viên tốt nghiệp giỏi, xuất sắc. Khả năng một năm nữa ngành sẽ khắc phục được vấn đề này”, ông Tân nói.

Về cơ sở vật chất, theo ông Tân, vấn đề này gắn liền với chất lượng xây dựng nông thôn mới của địa phương. Vì thế, các địa phương cũng đang tổng hợp các nguồn lực đầu tư. Đó cũng là giải pháp góp phần quan trọng để thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh liên quan đến giáo dục trong giai đoạn mới.

Bài, ảnh: N. MINH

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thăm, động viên chiến sĩ mới
Thăm, động viên chiến sĩ mới

Ngày 16/2, Hội phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh đã đến thăm, động viên các chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2023 đang học tập, huấn luyện tại Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.