Thứ Tư, 16/05/2018 17:08

Giữ đẹp mãi “quả bóng xanh” ...

Năm 2020 này, liên tiếp các cơn bão với sức gió rất mạnh nối đuôi nhau kéo vào tàn phá miền Trung, kèm theo đó là lũ lụt kéo dài gây bao tổn thất to lớn cho người dân sống ở khu vực “chiếc đòn gánh” của mảnh đất hình chữ S này.

Cần giám sát kỹ vấn đề an toàn hồ đập và trồng bù rừngThừa Thiên Huế tiếp tục hợp tác với UNDP tại Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ môi trườngTăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậuBão “rớt” số 13 diễn biến phức tạp, cần theo dõi sátỨng phó BĐKH, cần chuyên gia phản biện chính sách, người dân nâng cao nhận thức

Lũ lụt tràn vào thành nội

Biến đổi khí hậu gây ra nhiều trận lũ lụt- Ảnh: VK

Khủng khiếp nhất là những trận sạt lở núi đã khiến hàng chục cán bộ, chiến sĩ đang trên đường làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn phải hy sinh, vùi lấp cả ngôi làng ở huyện Bắc Trà Mi của tỉnh Quảng Nam… Trong lúc đó thì trời vẫn liên tục trút mưa, mưa dầm dề khiến cho việc tìm kiếm, cứu nạn gặp vô vàn khó khăn. Mãi đến lúc em viết bài này, hơn chục công nhân gặp nạn ở thủy điện Rào Trăng 3 vẫn còn chưa tìm thấy sau nhiều tuần lễ bị lở núi. Hàng chục gia đình vẫn đang ngày đêm mòn mỏi thắt ruột thắt gan chờ ngóng tin chồng, tin con trong mong manh hy vọng...

Lũ lụt kéo dài, những người dân ở vùng trũng phải sơ tán lên cao bỏ lại phía sau là những ruộng lúa đang chuẩn bị đến mùa thu hoạch; gia súc gia cầm cũng theo dòng lũ mà trôi đi; những ngôi nhà gắn với nhiều kỉ niệm sau cơn  lũ dữ cũng không còn lại gì. Những giấc mơ, những ước vọng màu hồng của bao người nông dân cũng tan theo gió bão…Nhưng có lẽ vẫn còn chưa hết, ở phía trước, sự nóng lên toàn cầu tiếp tục chờ đón họ. Đất đai khô cằn, mùa màng thất bát đang là thách thức cho đời sống, sản xuất của những người nông dân...

Bão Noul làm gãy đổ hàng vạn cây xanh của Huế

Bão Noul làm gãy đổ hàng vạn cây xanh của Huế- Ảnh: VK

May mắn là giữa cái khốn khó nhọc nhằn ấy vẫn có những người sẵn sàng đi một quãng đường rất xa để ủng hộ, giúp đỡ người dân miền Trung. Những thùng mì tôm, nước uống, những tấm áo phao,…giá trị vật chất có thể tuy nhỏ nhưng cũng đủ làm cho chúng ta cảm thấy ấm áp giữa cái thời tiết lạnh lẽo này. Họ tạm quên lợi ích riêng của mình để hướng đến lợi ích chung của cộng  đồng, là tấm gương để mọi người suy nghĩ và học tập, nhất là đối với chúng em – những học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường.

Những tai ương đã xảy ra và dự báo cực đoan do hậu quả của biến đổi khí hậu như thế đặt ra vấn đề học sinh cần phải có trách nhiệm như thế nào để xoa dịu đi cơn giận dữ của mẹ thiên nhiên? Theo em, lứa tuổi chúng em chưa thể làm gì to tác, nhưng chỉ cần những hành động tưởng chừng nhỏ nhặt như vứt rác đúng nơi quy định, tiết giảm việc dùng bao bì nilon sử dụng một lần, tích cực tham gia các hoạt động xanh, nhắc nhở nhau tránh tự ý đốt lửa trại trong rừng để không gây các hậu quả đáng tiếc,… thì chính là học sinh chúng em đã góp phần gìn giữ mái nhà chung. Quan trọng hơn, những việc làm như vậy sẽ tác động tích cực, giúp học sinh thay đổi nhận thức, trở nên có trách nhiệm hơn đối với môi trường sống.

chúng ta vốn sinh ra trong một thế giới xanh, sạch, đẹp thì cũng phải có trách nhiệm chung tay gìn giữ nó

Chúng ta vốn sinh ra trong một thế giới xanh, sạch, đẹp thì phải có trách nhiệm chung tay gìn giữ nó- Ảnh: VK 

Cần phê phán những người còn giữ suy nghĩ tài nguyên thiên nhiên là không bao giờ cạn kiệt, phê phán nạn chặt phá rừng, săn bắt các loài vật quý hiếm gây đảo lộn hệ sinh thái của môi trường. Chúng em nghĩ rằng mỗi một người cần phải ghi nhớ chúng ta vốn sinh ra trong một thế giới xanh, sạch, đẹp thì cũng phải có trách nhiệm chung tay gìn giữ nó, để sau này nhìn lại, mỗi người có quyền tự hào vì đã góp phần nâng niu, xây dựng và chuyển giao một hành tinh xanh cho con cháu. Cuộc sống sẽ được tiếp nối bền vững, ý nghĩa và tươi đẹp mãi trên “quả bóng xanh” muôn thuở của loài người…

                                   Viên Khánh (Trường PTTH Hai Bà Trưng)

                                        

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa lớn đề phòng sạt lở
Mưa lớn đề phòng sạt lở

Từ ngày 25-28/2, trên địa bàn tỉnh sẽ có mưa, rải rác mưa vừa, có nơi mưa rất to và dông. Mưa lớn có nguy cơ gây trượt lở vùng đồi núi, ven sông suối và ngập úng vùng trũng.

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Triều cường gây khó khăn công tác tiêu úng cứu lúa
Triều cường gây khó khăn công tác tiêu úng cứu lúa

Từ chiều tối ngày 19/2, tàu thuyền hoạt động trên vùng biển và vùng biển ngoài khơi tỉnh chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn. Nguy cơ triều cường sạt lở tiếp diễn vùng ven biển các địa phương.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.