Thứ Năm, 10/09/2009 06:58

Góp sức đưa phong trào phụ nữ cả nước ngày càng đi lên

Trước khi đoàn đại biểu của tỉnh đi dự Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc (ĐHĐBPNTQ) lần thứ XI, nhiệm kỳ 2012 - 2017 được tổ chức từ ngày 11 đến 14/3/2012 tại thủ đô Hà Nội, chúng tôi có cuộc phỏng vấn nhanh bà Phan Thị Thanh Hà, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu của tỉnh. Về suy nghĩ và hy vọng của đoàn đại biểu tỉnh trong đại hội lần này, bà Phan Thị Thanh Hà cho biết:

Đoàn đại biểu phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế tham dự ĐHĐBPNTQ lần thứ XI gồm có 12 đại biểu, đại diện cho các tầng lớp phụ nữ và các cấp hội trong tỉnh. Với trách nhiệm là Trưởng đoàn đại biểu của tỉnh, tôi sẽ cùng với đoàn tham gia đóng góp ý kiến xây dựng báo cáo chính trị, phương hướng nhiệm vụ và nhân sự BCH nhiệm kỳ mới. Mong muốn của phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế là sẽ cùng với phụ nữ cả nước tích cực hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước, đồng sức, đồng lòng, phấn đấu thực hiện thắng lợi nghị quyết ĐHĐBPNTQ lần thứ XI, góp phần đưa phong trào phụ nữ ngày càng đi lên, xứng tầm trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, UVTW Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam (phải) tặng quà cho Hội LHPN tỉnh

Chúng tôi thống nhất với mục tiêu mà Đại hội đề ra, đó là: Đoàn kết, vận động phụ nữ phát huy nội lực, chủ động, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; xây dựng người phụ nữ Việt Nam có tinh thần yêu nước, có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới. Chúng tôi tin tưởng, Đại hội sẽ bầu BCH mới với các thành viên giàu tâm huyết, trí tuệ, lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với tình hình mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ và đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. 

- Từ những kết quả đạt được trong các nhiệm kỳ qua, trong nhiệm kỳ mới, những nhiệm vụ, phong trào, hoạt động nào của hội cần tập trung phát huy?

Trong nhiệm kỳ qua, việc thực hiện các đề án: “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH-HĐH đất nước” giai đoạn 2010 – 2015, “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt”, “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm”, “Đào tạo bồi dưỡng cán bộ Hội chủ chốt cấp huyện và xã giai đoạn 2008 - 2012”, tiểu đề án “Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho phụ nữ nông dân, phụ nữ dân tộc thiểu số” và các cuộc vận động “Mái ấm tình thương”, “Thực hành tiết kiệm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” cùng các phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ” đã được các cấp Hội, hội viên phụ nữ cả nước hưởng ứng và đạt hiệu quả cao. Vì vậy, theo Hội LHPN tỉnh, các chương trình, các cuộc vận động đó cần được phát huy trong thời gian tới nhằm giúp các cấp hội thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và đưa phong trào phụ nữ phát triển lên tầm cao mới.

Phát huy những phẩm chất, truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam và những thành tựu đã đạt được trong nhiệm kỳ qua, các cấp Hội và phong trào phụ nữ của tỉnh sẽ cùng với phụ nữ cả nước đoàn kết, vận động các tầng lớp phụ nữ phát huy tối đa nội lực, tâm huyết, trí tuệ, năng lực, trình độ trên các lĩnh vực, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết ĐHĐBPNTQ lần thứ XI.

- Xin cám ơn bà.

Thùy Hương (thực hiện)

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.