Thứ Ba, 28/07/2020 11:48

Hạ nêu, khai ấn cung chúc tân xuân

Đánh dấu kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, sáng mùng 7 Tết (nhằm ngày 28/1), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế tổ chức lễ hạ nêu và khai ấn cung chúc tân xuân tại Triệu Miếu và Thế Miếu - Đại Nội.

Sau tết, nhu cầu làm thủ tục hành chính tăng caoThị trường bình ổn trong & sau Tết Nguyên đán Quý MãoLàm việc xuyên Tết để đón khách tham quanGiới trẻ chọn Huế làm điểm đến đầu nămDịp tết Quý Mão, sân bay Phú Bài đón hơn 4.000 lượt khách/ngày

Lễ hạ nêu đánh dấu kỳ nghỉ tết kết thúc

Trước đây, lễ hạ nêu tại hoàng cung được triều Nguyễn thực hiện để đánh dấu kỳ nghỉ tết kết thúc, chuẩn bị bước vào một năm làm việc mới.

Theo đúng nghi thức xưa, lễ hạ nêu được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế tái hiện trang trọng, bao gồm các phần, như: cúng nêu, nhạc lễ và tiến hành hạ cây nêu đã được dựng trước Tết Nguyên đán ở Triệu Miếu và Thế Miếu.

Sau lễ hạ nêu là phần khai ấn cung chúc tân xuân. Đây là nghi thức mở đầu cho một năm làm việc của bộ máy hành chính trung ương xưa với hy vọng cả năm mọi việc suôn sẻ, nhiều thành công, đất nước được thái bình thịnh trị.

Kim ấn (mô phỏng phục chế) được lấy xuống từ ngọn cây nêu có khắc bốn chữ “Phú - Thọ - Khang - Ninh” mang ý nghĩa: Giàu sang, sống lâu, khỏe mạnh và bình yên. Người xưa quan niệm những chữ này cầu chúc yên ổn, tốt lành, trường tồn cho đất nước, may mắn, ấm no cho Nhân dân.

Tại lễ khai ấn, ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế dùng kim ấn đóng vào các bức thư pháp có viết những chữ: Phúc, Lộc, Thọ, Đạt, Cát tường, Bình an… tặng cho du khách như lời chúc những điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến trong năm mới.

Một số hình ảnh do Thừa Thiên Huế Online ghi lại tại lễ hạ nêu và khai ấn:

Lễ hạ nêu được thực hiện theo nghi thức triều Nguyễn

Trước khi hạ nêu là lễ cúng nêu

Lễ cúng nêu được tiến hành trong tiếng nhạc lễ trang trọng gồm đội tiểu nhạc

và đại nhạc

Nghi thức hạ nêu

Mở kim ấn

Dù trời mưa lạnh, rất đông du khách đến Thế Miếu dự lễ hạ nêu và khai ấn

Sau lễ hạ nêu, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khai ấn cung chúc tân xuân

Những bức thư pháp là lời chúc tốt đẹp gửi đến du khách trong năm mới

Kim ấn được đóng xuống có khắc bốn chữ “Phú - Thọ - Khang - Ninh”

Hào hứng với món quà ý nghĩa đầu năm

Tin, ảnh: MINH HIỀN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dập bản Cửu đỉnh
Dập bản Cửu đỉnh

Để lưu trữ bản gốc của Cửu đỉnh, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã sao chép Cửu đỉnh bằng phương pháp dập bản. Tư liệu này cũng là “khuôn” để đúc Cửu đỉnh trong trường hợp cần làm một phiên bản.

Trồng cây tạo nguồn gỗ quý để trùng tu di tích
Trồng cây tạo nguồn gỗ quý để trùng tu di tích

Hưởng ứng Tết trồng cây và chủ trương trồng một tỷ cây xanh do Thủ tướng Chính phủ phát động nhằm triển khai thực hiện chương trình “Vì một Việt Nam xanh” trong năm 2023, ngày 31/1, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức hoạt động Tết trồng cây tại lăng vua Thiệu Trị.

Khai thác lợi thế, giá trị đặc thù của di sản
Khai thác lợi thế, giá trị đặc thù của di sản

Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong quản lý, điều hành, chỉnh trang cảnh quan, chấn chỉnh môi trường du lịch, phát triển dịch vụ trên cơ sở phát huy giá trị di tích…là những nhiệm vụ được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đặt ra tại hội nghị triển khai công tác năm 2023, diễn ra sáng 29/12.

Tăng cường quảng bá  tạo thêm sức hút cho Đại Nội
Tăng cường quảng bá & tạo thêm sức hút cho Đại Nội

Sau khi nhận được những thông tin phản ánh về việc nhiều du khách Thái Lan không mua vé vào tham quan Đại Nội mà chỉ chụp ảnh trước Ngọ Môn rồi rời đi, Sở Du lịch và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tìm hiểu sự việc và có ý kiến phản hồi.