Thứ Tư, 13/04/2022 10:10

Hà Nội phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái

Sáng ngày 13/4, Viện NCPT kinh tế - xã hội Hà Nội tổ chức Tọa đàm: Đánh giá chính sách đề xuất đưa vào Luật Thủ đô (sửa đổi) đối với chính sách: “Xây dựng, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.

TS. Nguyễn Ngọc Kỳ - Viện trưởng chủ trì Tọa đàm, cùng dự có các chuyên gia, nhà khoa học thuộc cơ quan Trung ương và Hà Nội và đại diện UBND một số huyện trên địa bàn TP.

Khai mạc Tọa đàm, TS. Nguyễn Ngọc Kỳ nhấn mạnh: Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần XVII của Đảng bộ Thành phố đều đề cập đến vấn đề phát triển nông nghiệp theo hướng giá trị cao, bền vững gắn với nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp của Thủ đô hiện đáp ứng 50 - 60% nhu cầu lương thực - thực phẩm cho TP; nhiều sản phẩm nông nghiệp của Thủ đô được tiêu thụ trên cả nước và xuất khẩu đi các nước; Hà Nội có vai trò chủ đạo trong Vùng Thủ đô với 10 tỉnh, Thành phố, nông nghiệp giữ vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế. Do vậy, việc bổ sung chính sách này vào Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) là điều quan trọng và thiết thực.

 

TS. Nguyễn Ngọc Kỳ - Viện trưởng khai mạc Tọa đàm

Trao đổi tại Tọa đàm, đại diện Sở Tư pháp báo cáo khái quát nội dung chính sách và giải pháp cần thực hiện, trong đó xác định mục tiêu của chính sách là: Phát huy tiềm năng, lợi thế vốn có của Thủ đô về nhân lực, khoa học công nghệ, vốn để đầu tư, phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao, sản xuất giống cho cả nước; xây dựng nông thôn xanh, hiện đại, giàu bản sắc; xây dựng người nông dân văn minh, có kỹ năng, trình độ, là chủ thể xây dựng, thụ hưởng thành quả phát triển.

Phát biểu tại Tọa đàm, đa số các chuyên gia, nhà khoa học thống nhất với nội dung đề xuất chính sách. Các đại biểu đều thống nhất: Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn Thủ đô phải khác so với các tỉnh, thành trong cả nước; cần làm rõ và bổ sung việc thực hiện chính sách này trong quan hệ hợp tác Vùng. Phát triển nông nghiêp sinh thái cần được nhìn nhận toàn diện, đa chức năng, ngoài việc cung cấp lương thực, thực phẩm, còn có chức năng tạo hành lang xanh, cải thiện môi trường, giải quyết việc làm. Việc tích tụ đất đai chỉ là phương tiện, mục tiêu là sử dụng hiệu quả đất đai, v.v..

Kết thúc Tọa đàm, Viện trưởng Nguyễn Ngọc Kỳ cảm ơn và đánh giá cao các tham luận tại Tọa đàm, Viện sẽ tổng hợp các ý kiến, tiếp tục tổ chức các tọa đàm để thu thập thêm những góp ý, hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động chính sách đề xuất đưa vào Luật Thủ đô (sửa đổi) với chất lượng cao nhất./.

Thực hiện: Trung tâm Thông tin - Đào tạo
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.