Thứ Bảy, 18/12/2010 11:35

Hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm

Sáu tháng đầu năm 2013, toàn lực lượng Công an tỉnh đã triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch đấu tranh phòng chống tội phạm góp phần làm giảm tội phạm về trật tự xã hội. Tuy nhiên, một số loại tội phạm có xu hướng gia tăng, như: tội xâm hại trẻ em, sử dụng hung khí để đâm đánh nhau và tệ nạn ma túy diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tài sản và sự bình yên của nhân dân.

Các loại tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp

Theo thống kê của Văn phòng Công an tỉnh, tính từ ngày 16-11-2012 đến ngày 15-5-2013, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 351 vụ phạm tội về trật tự xã hội, làm 5 người chết, 51 người bị thương, thiệt hại tài sản ước tính khoảng 15,6 tỷ đồng. Trong đó, tội phạm trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ cao (trên 52%); tội phạm xâm hại trẻ em đang có xu hướng tăng, với 7 vụ hiếp dâm, 46 vụ cố ý gây thương tích (tăng 27 vụ so với cùng kỳ năm ngoái). Tội phạm và tệ nạn ma túy tuy được kiểm soát, nhưng vẫn diễn biến phức tạp, lực lượng công an toàn tỉnh đã phát hiện 21 vụ tàng trữ, mua bán trái phép các chất ma túy, bắt giữ 28 đối tượng liên quan đến ma túy, thu giữ 193,5 gam heroin, 15,264 gam ma túy tổng hợp; gần đây bắt nhóm đối tượng mang 7kg cần sa từ Lào về Huế để tiêu thụ. Trong đó nổi bật, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy Công an tỉnh đã triệt phá đường dây đưa 10 bánh heroin từ các tỉnh phía bắc vào Thừa Thiên Huế để tiêu thụ. Hiện tại, trên toàn tỉnh có 428 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý tại cơ quan công an, tăng 31 người so với thời điểm cuối năm 2012.
 
Cùng với các loại tội phạm hình sự, tình hình tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, diễn biến phức tạp với nhiều phương thức thủ đoạn tinh vi. Lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội, tội phạm kinh tế trên một số lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng cơ bản, xây dựng giao thông, đền bù giải phóng mặt bằng, buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng giả… đã có những hành vi vi phạm gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhà nước, tập thể và công dân làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường có chiều hướng gia tăng, nhất là trên các lĩnh vực khoáng sản, lâm sản kiểm dịch động vật và vệ sinh an toàn thực phẩm làm ảnh hưởng đến đời sống xã hội.
 
Tăng cường các biện pháp trấn áp tội phạm
 
Để đảm bảo trật tự an toàn xã hội, trong 6 tháng đầu năm nay Công an tỉnh tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo việc tổ chức thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm, ma túy trong tình hình mới, Chỉ thị 09-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới…; đồng thời, chủ động triển khai các kế hoạch tấn công trấn áp tội phạm, xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch chuyên đề về phòng chống tội phạm băng nhóm, tội phạm có tổ chức tội phạm trộm cắp tài sản… Nhờ vậy toàn lực lượng đã tập trung đánh trúng, đánh mạnh vào các loại tội phạm hình sự. Trong sáu tháng, đã kết luận 279 vụ phạm tội trên lĩnh vực trật tự xã hội, đạt tỷ lệ trên 78%, bắt giữ 318 đối tượng, thu hồi tài sản trên 1,2 tỷ đồng; bắt và vận động 34 đối tượng truy nã, bắt giữ 40 vụ đánh bạc, thu giữ trên 250 triệu đồng, xử lý hình sự 20 vụ gồm 107 bị can, xử lý hành chính 17 vụ, 103 đối tượng, phạt tiền trên 130 triệu đồng. Công tác đấu tranh chống tội phạm kinh tế, tham nhũng 6 tháng đầu năm nay đạt nhiều kết quả. Lực lượng công an toàn tỉnh đã phát hiện 70 vụ buôn lậu, buôn bán hàng cấm, tịch thu hàng hóa chuyển cơ quan chức năng xử lý thu nộp ngân sách trên 2 tỷ đồng. Lực lượng cảnh sát kinh tế đã khởi tố 5 vụ án về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và tiếp tục điều tra 2 vụ án khác đã khởi tố năm 2012. Tổng số bị can phạm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bị khởi tố là 9 bị can và số tiền thiệt hại do các đối tượng này gây ra gần 59,3 tỷ đồng. Hầu hết các bị can phạm các tội, như: lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mua bán hóa đơn giá trị gia tăng, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…Trong đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, lực lượng công an đã phát hiện 211 vụ với 220 đối tượng, phối hợp và ra quyết định xử lý hành chính với số tiền trên 633 triệu đồng.
 
Cùng với việc trấn áp mạnh vào các loại tội phạm, trong 6 tháng đầu năm nay lực lượng công an toàn tỉnh đã tập trung thực hiện nhiều biện pháp vào công tác quản lý Nhà nước về trật tự xã hội như tăng cường quản lý vũ khí vật liệu nổ, phòng cháy chữa cháy, thực hiện nhiều giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, tiếp tục duy trì hoạt tổ công tác đặc biệt tuần tra vào ban đêm, góp phần kiềm chế hoạt động của các loại tội phạm trên địa bàn, như tội phạm cướp giật tài sản giảm trên 55%, trộm cắp tài sản giảm trên 11%. Đây là những tín hiệu đáng mừng về trật tự xã hội. Tuy nhiên để hạn chế tội phạm xảy ra, mỗi người dân và các tổ chức xã hội cần nâng cao ý thức cảnh giác phòng chống tội phạm, hỗ trợ lực lượng công an trấn áp tội phạm để bảo vệ cuộc sống bình yên.
Phong Liên
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.