Thứ Ba, 22/01/2013 16:01

Hồ sinh thái Kiểm Huệ tiếp tục bị lấn chiếm

Hồ sinh thái Kiểm Huệ mới được đầu tư xây dựng chưa lâu đã bị lấn chiếm làm nơi kinh doanh, cho thuê xe xích lô, xe đạp đôi, bãi đậu đỗ ô tô, xe máy... 
Mới đây có hộ dân lấn chiếm bờ hồ trải bạt cho thuê đồ chơi trẻ em

Theo quan sát của chúng tôi, hiện ngoài 5 quán nhậu mới mọc lên, cùng với những quán nhậu trước đó, hồ sinh thái Kiểm Huệ lại vừa có thêm 3 hộ dân cho thuê xe xích lô, cỡ nhỏ, chủ yếu dành cho trẻ em đạp quanh bờ hồ, với giá 25 phút 10.000 đồng. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh cũng sử dụng loại xích lô này chở con em mình ra khỏi phạm vi hồ sinh thái, qua các đường trong khu vực Kiểm Huệ và phía Trung tâm Thi đấu thể dục thể thao ở đường Hà Huy Tập, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Hầu như không có trẻ em nào được bảo hộ, bảo vệ khi ngồi trên phương tiện này và đa số được vận hành rất lộn xộn.

Tại khu vực chính, phía đối diện đường Hoàng Văn Thụ, tầm từ 5 giờ chiều, còn bị chiếm dụng trải bạt để cho thuê đồ chơi trẻ em như các loại xe ô tô nhựa, búp bê, siêu nhân... và một số dịch vụ khác như patin, xe trượt bằng điện... cảnh tượng trên khiến người dân bức xúc vì thiếu sân chơi, dạo mát mà đáng ra người dân quanh khu vực này phải được hưởng lợi, như mục đích của dự án là biến nơi đây thành khu công cộng phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi của đại bộ phận người dân.
Theo chủ đầu tư là Công ty CP Môi trường đô thị Huế, lý do hồ sinh thái Kiểm Huệ thường xuyên bị lấn chiếm và không được xử lý dứt điểm là bởi nằm trên địa bàn 3 phường: Xuân Phú, Phú Hội và An Đông (Huế). Hơn nữa, công trình vẫn chưa được bàn giao sử dụng nên vai trò quản lý của các địa phương chưa phát huy hiệu quả và vẫn còn tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm theo kiểu “cha chung không ai khóc”.
Lãnh đạo phường Phú Hội cho biết, đơn vị nhiều lần chỉ đạo tổ quản lý đô thị kiểm tra nhắc nhở các hộ vi phạm, lấn chiếm bờ hồ làm nơi đậu đỗ xe, kinh doanh nhưng chỉ xử lý trong phạm vi giới hạn hành chính do phường quản lý. Đuổi bên này, người vi phạm chạy qua bên kia nên khó xử lý. Các phường liên quan cũng đã bàn bạc phương án cùng phối hợp ra quân chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm bờ hồ làm nơi kinh doanh nhưng rất khó thực hiện. Hơn nữa, dẹp được vài hôm người dân lại quay lại lấn chiếm. Chuyện này không phải mới xảy ra nên rất cần giải pháp lâu dài từ lãnh đạo TP Huế.
Trước đây, Báo Thừa Thiên Huế đã đề cập tình trạng lấn chiếm, họp chợ vào buổi sáng hàng ngày khiến hồ sinh thái Kiểm Huệ trở nên nhếch nhác, ô nhiễm vì nước thải từ cá tôm, người dân trực tiếp đổ xuống hồ. Bây giờ tình trạng lấn chiếm càng phức tạp hơn và diễn ra sau giờ hành chính, từ 5 giờ chiều cho đến tối muộn nên việc xử lý lại càng phức tạp. Nếu chủ đầu tư không sớm bàn giao cho các phường quản lý để chủ động xử lý thì sẽ khó chấm dứt tình trạng lấn chiếm công khai như hiện nay.
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.