Thứ Năm, 21/06/2018 20:23

Học sinh sử dụng “điện thoại thông minh” thế nào là thông minh?

Thông tư 32/2020 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành ngày 1/11/2020, học sinh, sinh viên được sử dụng điện thọai cho việc tra cứu thông tin liên quan đến việc học khi được giáo viên cho phép.

Cho phép nhưng có kiểm soát

martphone rất phổ biến với học sinh- sinh viên

Smartphone rất phổ biến với học sinh- sinh viên  (ảnh minh họa)- Ảnh HK

Nhiều năm gần đây, việc chúng ta bắt gặp các học sinh có trên tay chiếc điện thoại thông minh là điều quá đỗi bình thường. Với sự tiến bộ và phát triển của xã hội, các bậc phụ huynh đã sớm trang bị những chiếc smartphone giúp con em mình thuận tiện trong học tập, giải trí và liên lạc.

Tuy nhiên, cũng có một thực tế là nhiều học sinh đang lạm dụng, thậm chí sử dụng điện thoại trong giờ học với mục đích sai trái. Điều đó khiến cho các giáo viên và phụ huynh rất quan ngại về vấn đề này.

Điện thoại thông minh – với nhiều tính năng như cho phép truy cập internet, soạn thảo văn bản, thông tin liên lạc,… dường như mang trong nó một nguồn tài nguyên kiến thức vô tận, phục vụ rất tốt cho việc truy cứu thông tin và học tập. Nếu điện thoại thông minh tốt như vậy, tại sao không cho phép học sinh sử dụng trong lớp? Đơn giản là vì với độ tuổi của mình, học sinh không kiểm soát được hành vi, sử dụng không đúng mục đích, gây ảnh hưởng xấu đến cá nhân và tập thể như chơi game, tán gẫu, quay cóp, truy cập các trang web bạo lực...

Mới đây, theo Thông tư 32/2020 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường  trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành ngày 1/11/2020, học sinh, sinh viên được sử dụng điện thọai cho việc tra cứu thông tin liên quan đến việc học khi được giáo viên cho phép. Như vậy, học sinh có thể được phép sử dụng điện thoại thay vì bị cấm hoàn toàn như trước. Bản thân là một học sinh, cá nhân, em thấy điều luật này rất hợp lí với thời đại công nghệ hiện tại, đồng thời giải quyết được vấn đề nan giải của giáo viên và phụ huynh.

Biết dùng đúng cách, điện thoại thông minh giúp ích rất nhiều cho học sinh trong học tập

Biết dùng đúng cách, điện thoại thông minh giúp ích rất nhiều cho học sinh trong học tập- Ảnh HK

Học sinh được sử dụng điện thoại khi và chỉ khi giáo viên cho phép. Nghĩa là những tiết học vẫn được giảng dạy theo truyền thống, khi cần sẽ cho phép học sinh sử dụng điện thoại để giúp giáo án của giáo viên có tiến độ nhanh hơn, hiệu quả hơn, qua đó truyền được nhiều kiến thức hơn cho học sinh. Mặt khác, tính tương tác của học sinh và giáo viên cũng được tăng lên đáng kể, khi từ đây, học sinh có thể truy cập tìm kiếm thông tin, thảo luận cùng giáo viên. Ngoài ra sử dụng điện thoại trong các tiết ôn tập bài học cũng rất cần thiết. 

Để tránh những mặt xấu của điện thoại thông minh, chỉ cần quản lí thời gian sử dụng và có những biện pháp xử phạt phù hợp với những trường hợp vi phạm. Làm được như vậy, điện thoại sẽ là một trong những công cụ đắc lực cho cả giáo viên và học sinh trong những tiết học.

Điện thoại thông minh cần khai thác triệt để, đúng cách các tính năng của nó. Cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học sẽ nâng cao chất lượng học tập, giúp học sinh hứng thú hơn với các giờ học chính khóa. Tuy nhiên, vì những lý do như đã đề cập, kiểm soát chuyện sử dụng điện thoại trong giờ học là việc làm cần thiết để môi trường học đường trở nên an toàn và lành mạnh hơn.

Nhật Anh (HS lớp 12 A3 Trường PTTH Hai Bà Trưng)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày hội hướng nghiệp dành cho phụ huynh, học sinh
Ngày hội hướng nghiệp dành cho phụ huynh, học sinh

Ngày 25/2, Trường THCS Nguyễn Đăng Thịnh, TP. Huế phối hợp với Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC) tổ chức chương trình Ngày hội hướng nghiệp dành cho phụ huynh và học sinh các khối 8,9.

Giữ chữ cho em
Giữ chữ cho em

Thống kê sơ bộ, năm nay, toàn tỉnh có khoảng 30 học sinh nghỉ học sau Tết.