Thứ Sáu, 30/11/2012 22:33

Hơn 10.000 người tham gia lễ rước Phật

Chiều tối 31/5, Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2559 tại Huế cử hành Lễ rước Phật. Bắt đầu bằng lễ tắm phật, sau đó kiệu Phật từ chùa Diệu Đế được đưa lên xe hoa và được rước về chùa Từ Đàm.

Đây là một nghi lễ Phật giáo truyền thống trong mùa Đại lễ Phật đản tại Huế được kế thừa liên tục từ năm 1957 đến nay. Về hình thức rước Phật, mỗi năm có mỗi sự thay đổi như: rước bằng xe hoa, rước bằng thuyền hoa hoặc đi bộ.

Năm nay lễ rước Phật được chia thành 21 đội hình với hơn 10.000 Tăng ni, Phật tử… trên toàn tỉnh tham gia, đi bộ qua các tuyến phố về chùa Từ Đàm trong không khí trang nghiêm và tôn kính của người Phật tử đối với đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Hòa thượng Thích Khế Chơn, Phó Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Phó Trưởng Ban tổ chức Đại lễ Phật đản Phật Lịch 2559 tại Huế cho biết: Nhân mùa đức Phật đản sanh, toàn thể Tăng ni Phật tử Thừa Thiên Huế đều thành tâm hướng về đức Phật để cung nghinh kim thân của Ngài từ Lễ đài chùa Diệu Đế lên chùa Từ Đàm với tâm niệm cầu cho Quốc thái dân an, thế giới hòa bình, đạo pháp trường tồn, chúng sinh an lạc.

Ngày 1/6 (Rằm tháng 4 âm lịch), Đại lễ Phật đản Phật lịch 2559 chính thức bắt đầu lúc 6 giờ sáng tại chùa Từ Đàm.

Một số hình ảnh tại Lễ rước Phật chiều tối 31/5:


Đông đảo Tăng ni, Phật tử dự lễ rước Phật tại chùa Diệu Đế


Sau lễ tắm Phật…


Đoàn rước bắt đầu đi bộ qua các tuyến phố hướng về Từ Đàm





Phật tử đón đoàn rước trên đường Điện Biên Phủ


Những chiếc xe hoa tham gia đoàn rước Phật



Đoàn rước Phật về đến chùa Từ Đàm


Kim thân Đức Thích Ca Mâu Ni Phật được an vị, chuẩn bị cho Đại lễ Đản sanh chính thức cử hành vào sáng mai (1/6/2015- tức Rằm tháng 4 ÂL)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.