Thứ Tư, 08/06/2016 14:40

Hơn 50% dân số thế giới sẽ tiếp cận Internet đến cuối năm nay

Lần đầu tiên, hơn 1/2 dân số thế giới sẽ sử dụng Internet đến cuối năm 2018, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) ngày 7/12 cho hay.

Kỷ niệm Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin thế giới năm 2018Thế giới dự kiến có 4,3 tỷ thuê bao băng thông rộng di độngNgười dân Cuba bắt đầu sử dụng Internet trên điện thoại di độngThương mại điện tử, an ninh mạng sẽ là trọng tâm chính của ASEANNền kinh tế internet của Đông Nam Á ước đạt hơn 240 tỷ USD vào năm 2025Cuộc đua về tốc độ Internet trong ASEAN

Sức tăng mạnh của số lượng người dùng Internet mang đến cơ hội, nhưng cũng làm dấy lên mối quan ngại về bảo mật. Ảnh: Video screen shot

Những ước tính toàn cầu và khu vực của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) cho năm 2018 là "một dấu hiệu cho những bước tiến lớn mà thế giới đang hướng tới để xây dựng một xã hội thông tin toàn cầu toàn diện hơn", ông Houlin Zhao, Tổng thư ký ITU cho biết.

Con số kỷ lục 3,9 tỷ người, tương đương 51,2% dân số thế giới sẽ trực tuyến đến cuối tháng 12 năm nay, là một cột mốc quan trọng trong cuộc cách mạng kỹ thuật số, theo ITU.

Ngoài ra, cơ quan này cũng khẳng định, sự kết nối mở rộng này sẽ hỗ trợ việc thúc đẩy sự phát triển bền vững ở mọi nơi.

Trong đó, các số liệu mới nhất nhấn mạnh châu Phi, là khu vực có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất đối với việc truy cập internet, từ khoảng 2% dân số trong năm 2005, lên hơn 24% dân số trong năm nay.

Châu Âu và châu Mỹ là những khu vực có tốc độ tăng trưởng chậm nhất; dù các số liệu hiện tại cho thấy, 2 khu vực này có lần lượt 79,6% và 69,6% dân số trực tuyến.

Nhìn chung, tại các quốc gia phát triển, mức tăng trưởng chậm và ổn định thúc đẩy tỷ lệ dân số sử dụng Internet, từ mức 51,3% dân số trong năm 2005 lên 80,9% dân số vào năm 2018.

Mặc dù có những tiến bộ nói trên, ITU cảnh báo rằng, nhiều cộng đồng trên toàn thế giới vẫn không được sử dụng Internet, nhất là phụ nữ và trẻ em gái. Các số liệu thống kê chỉ ra, những người lớn tuổi hơn ở chế độ ngoại tuyến một cách không cân xứng, cũng như những người khuyết tật, dân cư bản địa và một số người sống ở những nơi nghèo nhất trên thế giới.

Trong một nỗ lực nhằm làm giảm sự bất bình đẳng, ITU đang kêu gọi đầu tư cơ sở hạ tầng nhiều hơn từ các khu vực công và tư nhân, đồng thời tập trung vào việc đảm bảo việc truy cập Internet có giá cả phải chăng cho tất cả mọi người.

“Chúng ta phải khuyến khích đầu tư nhiều hơn từ các khu vực công và tư nhân, cũng như tạo ra một môi trường tốt để thu hút đầu tư, hỗ trợ đổi mới công nghệ và kinh doanh, để cuộc cách mạng kỹ thuật số không bỏ lại ai phải ngoại tuyến", ông Houlin Zhao nói thêm.

Lê Thảo (Lược dịch từ UN News)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.