Thứ Ba, 27/11/2007 09:47

Huế, mùa Phật Đản

Ngay từ những ngày đầu tháng Tư, ở Huế, không khí đón mừng ngày Phật đản đã nóng dần lên từng ngày, từng ngày.
Tuần lễ văn hóa Phật giáo vừa bế mạc, với chủ đề “Kính mừng Phật Đản - Hướng về đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội”, nhiều hoạt động văn hóa trong tuần khá sôi động và mang nhiều ý nghĩa. Triển lãm cổ vật Thăng Long, các buổi thuyết trình, tọa đàm, giao lưu, chiếu phim, hòa nhạc… như giúp không khí oi bức của những ngày đầu hạ lắng dịu hơn, cho những bước chân trên đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu thêm thanh thản.


Mừng Phật Đản

Tại buổi lễ bế mạc tuần văn hóa Phật giáo 2010 ở Trung tâm văn hóa Phật giáo Liểu Quán, Ban trị sự giáo hội Tỉnh đã quyết định với sự đồng thuận của lãnh đạo chính quyền Tỉnh: “Kể từ năm 2010 vào mùng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm, 7 đóa sen hồng sẽ được thắp sáng trên sông Hương cho đến hết mùa Phật Đản”. Đó là thông điệp bằng hình ảnh của mùa Phật Đản, nét độc đáo của vùng sông Hương, núi Ngự.
 
Trong ngày khai mạc “Tuần văn hóa Phật giáo”, chúng tôi đã có cuộc tiếp xúc với vị Đại sứ Nhật Bản, một trong những vị khách mời là người ngoại quốc. Ngài Đại sứ mang đến tham gia “Tuần văn hóa Phật Giáo” hai bộ phim “Quái Đàm” và “Người đưa tiễn” từng đạt giải Oscar 2008, nhằm giới thiệu văn hóa Nhật Bản với khán giả Huế - Việt Nam.
 
Ngài Đại sứ tâm sự: “Nhật Bản là một quốc gia mà Phật giáo đã có những ảnh hưởng sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống văn hóa, góp phần quan trọng xây dựng các giá trị nhân văn làm căn bản cho mọi phát triển mà không bị chao đảo, không bị mất thăng bằng trong mọi hoàn cảnh”.
 
 Dạo bước trên cầu Trường Tiền, gió sông Hương về đêm cứ lồng lộng. Mặt nước sông Hương rực sáng bầu không khí lễ hội. Trước đó, trong dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bảy đài sen được hạ thủy trên sông Hương. Đêm 21-5-2010, lễ thắp sáng bảy đài sen đã được tổ chức. Ánh sen tỏa sáng liên tục từ đó đến ngày đại lễ Phật Đản và xuyên suốt Festival Huế 2010.
 
Bảy đài sen, biểu trưng cho bảy giai đoạn của lộ trình tu tập nhằm chuyển hóa và gội rửa nhân tâm. Hoa sen là biểu tượng của sự thanh khiết, sinh ra từ bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Chính sen là Phật và Phật là sen, xứ Huế - xứ sen.
 
Không khí Phật Đản không chỉ rộn ràng náo nức ở Huế, các chùa Huế mà ở hầu khắp mọi nơi. Ngoài lễ đài chính hoành tráng, trang trọng tại chùa Từ Đàm, các huyện đều dựng lễ đài, các niệm phật đường cũng tưng bừng trang trí biểu tượng Phật giáo, cờ hoa và đèn lồng, tổ chức khai kinh mùa Phật Đản, lễ tắm Phật trong ngày 19-5 (8-4 AL). Các hoạt động Phật sự diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm, hoan hỷ để cúng dường ngày đản sanh của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật, cầu nguyện Tổ quốc vinh quang, đạo pháp trường tồn, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc, hướng tới đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
 
Huế tự hào là chiếc nôi của Phật giáo Việt Nam. Trong suốt thời gian đồng hành cùng lịch sử dân tộc, mảnh đất xứ Huế đã lưu giữ được nét văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam. Hướng về dân tộc, hướng về Tổ quốc là hướng về văn hóa dân tộc, bảo vệ truyền thống dân tộc. Đó cũng chính là văn hóa dân tộc - văn hóa Phật giáo, âu đó cũng là nét đặc biệt của văn hóa Huế.
 
                                                        Bài và ảnh TÂM HÀNH
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.