Chủ Nhật, 18/11/2018 17:11

Hướng đến nuôi tôm an toàn

Nuôi tôm chân trắng trên cát dù đã trải qua gần 20 năm, nhưng đến nay vẫn được ví như “canh bạc”. Một trong những lý do khiến nuôi tôm bấp bênh được cơ quan chức năng đúc kết, đó là quy trình, kỹ thuật nuôi chưa đảm bảo an toàn, bền vững theo hướng công nghiệp.

Nuôi tôm có nguy cơ mất an toàn khi giao mùaHợp tác nuôi tôm an toànMô hình nuôi tôm trên cát an toàn cho lãi cao

 Kiểm tra mô hình nuôi tôm trên cát an toàn

Theo đuổi nghề nuôi tôm chân trắng trên cát ở Ngũ Điền gần chục năm nay, anh Nguyễn Hải Đăng ở Phong Hải (Phong Điền) thừa nhận, trong khi hướng đến mô hình nuôi bán công nghiệp, thậm chí công nghiệp nhưng hầu như quy trình, kỹ thuật nuôi của anh cũng như người dân lâu nay vẫn còn “non”. Người nuôi chỉ biết xoay quanh các khâu mua giống, thả giống, cho ăn, sục khí, thu hoạch, còn các khâu về chất lượng sản phẩm, phòng chống nắng nóng, mưa rét, dịch bệnh… hầu như “phó thác cho trời”.

Cách ao hồ của người dân không xa là khu vực nuôi tôm công nghiệp của Công ty CP Chăn nuôi CP theo hướng công nghiệp, an toàn. Quy trình, kỹ thuật nuôi đảm bảo nên tôm sinh trưởng tốt, trọng lượng, chất lượng đủ điều kiện xuất khẩu. Các điểm khác biệt của nuôi tôm an toàn với thông thường là hoàn toàn sử dụng chế phẩm sinh học, không sử dụng hóa chất, kháng sinh trong quá trình nuôi, ao hồ được che lưới, bạt chống nắng nóng, mưa rét và các loài động vật bên ngoài xâm nhập, lây bệnh.

Người dân nuôi tôm ở Ngũ Điền không xa lạ với mô hình của công ty này, nhưng không thể học tập.

Anh Đăng thừa nhận, hầu hết người dân nuôi tôm chủ yếu bắt chước nhau trong quá trình nuôi, thấy hộ này nuôi sao thì hộ mình nuôi vậy. Chưa có hộ nào mạnh dạn thay đổi tư duy, đổi mới quy trình nuôi tôm trên cát theo hướng an toàn. Đây là lý do chính khiến nghề nuôi tôm chân trắng trên cát khá bấp bênh.

Kỹ sư Nguyễn Bình - Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh cho rằng, nuôi tôm trên cát được xác định là mũi nhọn của chương trình phát triển ngành nuôi tôm ở Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung. Trong điều kiện nuôi an toàn, hiệu quả, mỗi ha ước lãi từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng/vụ. Việc nuôi tôm trên cát ứng dụng công nghệ cao được xem là hướng đi phù hợp nhằm hướng đến an toàn, bền vững.

Tuy nhiên, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát cũng đang tạo nên nhiều áp lực môi trường ở các địa phương ven biển, tiềm ẩn nhiều rủi ro, đối mặt với những thách thức. Trong đó phải kể đến như suy thoái môi trường vùng nuôi (cạn kiệt nguồn nước ngọt và nước ngầm, ô nhiễm môi trường biển và nước ngầm do chất thải, nhiễm mặn nước ngầm…), các loại dịch bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp. Tình trạng lạm dụng kháng sinh, hóa chất trong quá trình nuôi gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm và ô nhiễm môi trường vẫn đang phổ biến.

Từ đầu năm nay, TTKN tỉnh tiếp tục triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng an toàn tại hai điểm thuộc xã Điền Lộc và xã Phong Hải (Phong Điền) với quy mô 1 ha/điểm. TTKN hỗ trợ giống, đồng thời hướng dẫn người dân chọn giống thả nuôi đạt số lượng, chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 10257:2014. Con giống trước khi thả nuôi được kiểm tra, kiểm dịch bằng máy PCR và có đầy đủ giấy tờ kiểm dịch theo quy định, ao hồ được che lưới…

Sau hơn một tháng, các hộ tiến hành sang tôm qua các ao nuôi theo đúng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng “hai giai đoạn” và tiến hành tiếp tục nuôi trong vòng 2,5 - 3 tháng. Tôm nuôi tại các mô hình đang sinh trưởng tốt, đảm bảo trọng lượng, ước năng suất đạt 20-25 tấn/ha. Sau khi mô hình thành công sẽ có sự đánh giá cụ thể của các cơ quan chức năng, từ đó chọn các mô hình phù hợp, hiệu quả để triển khai chuyển giao cho người dân nhân rộng, hướng đến nuôi tôm trên cát an toàn, bền vững ở Ngũ Điền nói riêng và toàn tỉnh nói chung.

Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc TTKN Quốc gia khẳng định, để việc nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát hiệu quả và bền vững, cần đảm bảo các yếu tố như thiết kế ao đồng bộ, có lưới che, nếu nuôi thâm canh phải có cống tràn nước mưa. Người nuôi phải biết chọn giống đảm bảo chất lượng, không mua tôm giống trôi nổi trên thị trường…

Bài, ảnh: Hoàng Triều

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Luôn bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Luôn bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Phát huy vai trò, chức trách, nhiệm vụ được giao, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh và công an các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh luôn nỗ lực cố gắng để bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn.

Nâng cấp Quốc lộ 49 đảm bảo an toàn giao thông
Nâng cấp Quốc lộ 49 đảm bảo an toàn giao thông

Thời gian gần đây, trên tuyến Quốc lộ 49 luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông (TNGT) do nhiều phương tiện trọng tải lớn lưu thông. Việc cải tạo, nâng cấp tuyến Quốc lộ này đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội là cần thiết hiện nay.

Phấn đấu giảm tai nạn giao thông tối thiểu 10 cả 3 tiêu chí
Phấn đấu giảm tai nạn giao thông tối thiểu 10% cả 3 tiêu chí

Sáng 9/2, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác bảo đảm trật tự, ATGT năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. Ông Nguyễn Văn Thắng, UVTW Đảng, Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT), Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia chủ trì hội nghị. Tại đầu cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND Phan Quý Phương dự, chủ trì.