Thứ Hai, 27/07/2015 13:29

Hướng mở từ xuất khẩu lao động

Là xã chịu ảnh hưởng do sự cố môi trường biển, đời sống người dân Vinh Hưng gặp khá nhiều khó khăn. Làm thế nào để giúp người dân dần ổn định cuộc sống, phục hồi kinh tế là trăn trở của tập thể cán bộ, lãnh đạo xã Vinh Hưng. Qua quá trình tìm hiểu nhu cầu của người dân và nhận thấyxuất khẩu lao động (XKLĐ) là một hướng phát triển có hiệu quả, Đảng bộ, chính quyền Vinh Hưng xác định đây là mũi nhọn để phát triển.

Đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở Phong ĐiềnXuất ngoại giúp việcPhong Điền: Tổ chức Ngày hội việc làm – xuất khẩu lao động lần II, năm 2017Không tăng học phí, khuyến khích xuất khẩu lao động

Cán bộ xã thăm hỏi, động viên gia đình có người thân tham gia XKLĐ

Hiệu quả thuyết phục

Ông Phan Định (thôn Phụng Chánh 1) có 3 người con đều đi XKLĐ tại Nhật Bản. Lúc đầu gia đình rất lo lắng, cứ thấp thỏm lo sợ cho con cái nơi đất khách quê người nhưng vài tháng trôi qua dần ổn định nên cũng an tâm hơn. Hiện người con đầu tiên của ông đã trở về nước sau 3 năm XKLĐ, 2 người con lại vẫn đang ở Nhật. Trung bình mỗi người con của ông gửi về nhà khoảng 25 triệu/tháng, đây là một số tiền khá lớn với người dân nơi đây. Ông dùng một phần tiền để sửa sang nhà cửa, mở quán cà phê bình dân để cải thiện thu nhập.

Kinh tế phụ thuộc vào nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, sau khi xảy ra sự cố môi trường biển, gia đình anh Nguyễn Quang (thôn Trung Hưng) lâm vào khó khăn. Được một người họ hàng giới thiệu đi XKLĐ tại Nhật, hai vợ chồng vay mượn tiền cho người con gái tham gia. Sau 4 tháng làm việc tại Nhật, hiện con ông gửi về khoảng 20 triệu/tháng. Số tiền này một phần để trả nợ và  một phần dành dụm phát triển kinh tế. Ông Quang cho biết, khi nghe thông tin UBND xã tuyên truyền về chính sách hỗ trợ, đảm bảo cho người dân XKLĐ ông càng an tâm hơn. Trong thời gian tới, nếu tình hình khả quan ông sẽ tiếp tục cho đứa con kế đi XKLĐ tại Nhật.

Theo ông Nguyễn Quang Huy, Chủ tịch UBND xã Vinh Hưng, toàn xã hiện có 10 gia đình có con em đã đi XKLĐ, tất cả đều có thu nhập khá, gửi tiền về giúp các gia đình cải thiện cuộc sống.

Phát huy

Ông Nguyễn Quang Huy cho biết, trước đây, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra một số trường hợp XKLĐ không thành công do gặp phải những công ty không đủ năng lực tổ chức hay có dấu hiệu lừa đảo, khiến người dân địa phương khá dè dặt với tham gia XKLĐ.

Để khai thông tâm lý, xã tổ chức hội nghị tại từng thôn để cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc của người dân. Những gia đình có con em đã tham gia XKLĐ được mời tham dự chính là cách tuyên truyền tốt nhất với người dân. Đồng thời, xã  liên kết với Công ty Hoàng Long (Đà Nẵng), một đơn vị có uy tín trong lĩnh vực XKLĐ  để tuyển dụng, đào tạo nghề, giúp người học yên tâm và giảm chi phí ăn ở, đi lại.

Từ giữa năm 2017, UBND xã Vinh Hưng đã kêu gọi, vận động được 50 lao động đăng ký tham gia, hiện nay 26 người hoàn thành chương trình học, chuẩn bị thủ tục tại các công ty; trong đó có 14 lao động đã hoàn tất thủ tục và sẽ xuất cảnh vào tháng 5 năm nay.

Anh Nguyễn Công Thắng (thôn Diêm Trường 1), một trong 14 lao động chuẩn bị xuất cảnh cho biết, bản thân trước kia làm ngành xây dựng nhưng thu nhập không ổn định. Được chính quyền xã vận động, anh mạnh dạn đăng ký tham gia. Trong quá trình làm giấy tờ, thủ tục anh được UBND xã hướng dẫn, giải quyết nhanh chóng. Ngoài ra, sau khi xuất cảnh anh sẽ được hỗ trợ một phần chi phí ăn ở, học tập, đi lại, chi phí xuất cảnh theo chính sách ưu đãi của Nhà nước cho các gia đình bị ảnh hưởng sự cố môi trường.

Theo ông Huy, trở ngại lớn nhất của người dân khi tham gia XKLĐ chi phí khá cao, khoảng 150 triệu đồng/người, nhiều gia đình phải vay mượn, thế chấp sổ đỏ. Để tháo gỡ khó khăn, UBND huyện và xã có chủ trương tạo điều kiện tối đa về mặt thủ tục, giúp người dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi. Những gia đình chịu ảnh hưởng từ sự cố môi trường biển đều được hỗ trợ chi phí ăn ở, đi lại, học nghề, thủ tục xuất cảnh khoảng 12 – 14 triệu đồng/lao động.

Một trở ngại khác là mặt bằng chung trình độ văn hóa của lao động còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn, nhất là việc học tiếng Nhật nên đã có trường hợp nản chí, bỏ ngang giữa chừng.

Ông Huy khẳng định, thời gian tới, UBND xã sẽ tiếp tục tổ chức vận động, sát cánh cùng người dân tháo gỡ khó khăn để đạt chỉ tiêu  xuất khẩu 50 lao động/năm, đưa XKLĐ thành phong trào, góp phần giải quyết việc làm, phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.

Bài, ảnh: Minh Nguyên

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo sức hút từ những việc nhỏ
Tạo sức hút từ những việc nhỏ

Gần gũi với người lao động (NLĐ), hiểu và giúp đỡ NLĐ kịp thời các vấn đề liên quan đến đời sống và việc làm là cách Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phong Điền tạo sức hút cho công đoàn.

Gian nan tìm việc làm
Gian nan tìm việc làm

Nếu chẳng may bị mất việc, phụ nữ tuổi trung niên sẽ gian nan tìm việc làm do các cở sở sản xuất, kinh doanh… chủ yếu tuyển dụng lao động trong độ tuổi từ 18 - 35.

Hướng mở từ cây dược liệu trên vùng đất khó
Hướng mở từ cây dược liệu trên vùng đất khó

Tận dụng vùng đất hoang hóa, đất rú cát, nhiều hộ dân ở Quảng Điền đã mạnh dạn đầu tư phát triển cây dược liệu, bước đầu có những kết quả khả quan, cung cấp nguyên liệu cho thị trường. Đây thực sự là hướng đi có triển vọng để người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

Yên tâm gắn bó với doanh nghiệp
Yên tâm gắn bó với doanh nghiệp

Duy trì việc làm ổn định, đảm bảo thu nhập và phúc lợi... nhiều doanh nghiệp tạo niềm tin để công nhân lao động yên tâm gắn bó.

Thêm “cần câu” cho người lao động
Thêm “cần câu” cho người lao động

Được tiếp cận nguồn vốn vay từ Quỹ Trợ vốn cho công nhân viên chức, lao động nghèo (Quỹ Trợ vốn) của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, nhiều gia đình đoàn viên công đoàn đã có thêm cần câu, tăng thêm thu nhập, từng bước cải thiện đời sống.