Thứ Ba, 17/09/2013 15:58

IS mất 22% diện tích đất kiểm soát ở Iraq và Syria

Theo thống kê của Tổ chức nghiên cứu toàn cầu, chỉ chưa đầy 3 tháng đầu năm nay, IS đã mất thêm 8% diện tích chiếm đóng ở Iraq và Syria.

IS mất 14% lãnh thổ trong năm 2015IS phải gánh chịu khó khăn tài chính

IS đã mất dần sức mạnh sau khi Nga chính thức can thiệp vào tình hình Syria. (Ảnh: AFP)

Hôm qua (16/3), Tổ chức nghiên cứu toàn cầu - IHS của Mỹ, có trụ sở tại thủ đô London, Anh cho biết, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã mất 22 % diện tích mà lực lượng này từng kiểm soát trước đó tại Iraq và Syria, tính từ đầu tháng 1/2015 đến ngày 14/3/2016.

Ông Coulomb Struck - một chuyên gia phân tích các vấn đề Trung Đông của tổ chức IHS cho biết, trong năm ngoái, IS chỉ mất 14% diện tích từng chiếm đóng của mình, tương đương với gần 13.000 km2. Trong khi đó, chỉ chưa đầy 3 tháng đầu năm nay, tổ chức này đã mất thêm 8% diện tích chiếm đóng của mình. Hiện IS đang kiểm soát khoảng 73.000 km2 diện tích đất tại Iraq và Syria.

Theo ông Struck, tại Iraq, IS đã mất một khu vực rộng lớn là thành phố Ramadi, phía Tây thủ đô Baghdad và một số khu vực xung quanh thành phố Tikrit.

Tuy nhiên, ông Struck nhận định, thiệt hại đáng kể của IS vẫn là tại Syria. Chính các cuộc không kích của Nga và liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu tại Syria hồi cuối năm ngoái đã khiến IS mất đi nhiều diện tích chiếm đóng của mình. Thêm vào đó, nhiều vị trí chiến lược giàu tài nguyên dầu mỏ đã bị quân đội chính phủ Syria giải phóng, khiến nguồn tài chính của tổ chức này bị cạn kiệt.

Báo cáo trên của Tổ chức nghiên cứu toàn cầu – IHS được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định rút các lực lượng chính của nước này ở Syria về nước, với lý do đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu quân sự của mình tại quốc gia Trung Đông này./.

Theo Đình Nam/VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.