Thứ Bảy, 14/05/2016 21:19

Khí đốt tự nhiên là nguồn năng lượng lớn thứ hai thế giới vào năm 2030

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí và tăng cường sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), khí đốt tự nhiên sẽ vượt qua than và trở thành nguồn năng lượng lớn thứ hai thế giới sau dầu vào năm 2030.

IEA: Nhựa và các sản phẩm hóa dầu sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu toàn cầuIEA: Nhiều nguy cơ từ ô nhiễm không khí nếu không có phản ứng kịp thờiIEA: Mục tiêu của COP21 không đủ để hạn chế sự nóng lên toàn cầuIEA: Ô nhiễm không khí sẽ khiến thêm hàng triệu người thiệt mạngChâu Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ đến năm 2023

Khí đốt tự nhiên là nguồn năng lượng lớn thứ hai thế giới vào năm 2030. Ảnh: CNBC

Cụ thể, dựa trên những chính sách giảm phát thải và chống lại biến đổi khí hậu, triển vọng năng lượng thế giới 2018 dự kiến nhu cầu năng lượng sẽ tăng hơn ¼ trong giai đoạn từ năm 2017 – 2040. Cho đến năm 2040, nhu cầu khí đốt toàn cầu sẽ tăng 1,6%/ năm và sẽ cao hơn mức hiện nay khoảng 45% hoặc hơn.

IEA cũng thông tin, Trung Quốc – nước nhập khẩu than và dầu mỏ lớn nhất thế giới sẽ trở thành quốc gia nhập khẩu khí đốt lớn nhất. Ngoài ra vào năm 2040, nhập khẩu khí đốt của Trung Quốc có thể sẽ gần bằng với Liên minh châu Âu (EU).

Cùng lúc đó, các nền kinh tế mới nổi ở châu Á sẽ chiếm gần ½ tổng nhu cầu về khí đốt toàn cầu và tỷ lệ nhập khẩu LNG sẽ tăng gấp đôi thành 60%.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ CNBC, Yonhap & CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

IEA Khủng hoảng năng lượng thúc đẩy tiết kiệm điện
IEA: Khủng hoảng năng lượng thúc đẩy tiết kiệm điện

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cuộc xung đột Nga - Ukraine đã thúc đẩy các quốc gia trên thế giới tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng, tạo ra "tiềm năng to lớn" để giải quyết vấn đề giá cả năng lượng tăng cao, an ninh năng lượng và biến đổi khí hậu.

Tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến giảm vào năm 2023
Tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến giảm vào năm 2023

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ giảm xuống còn 1,6 triệu thùng/ngày vào năm 2023, từ mức 2,1 triệu thùng/ngày trong năm nay, trong bối cảnh những “cơn gió ngược” kinh tế gây cản trở sức tăng trưởng.

IEA Đông Nam Á cần đa dạng hóa nguồn năng lượng
IEA: Đông Nam Á cần đa dạng hóa nguồn năng lượng

Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng, khu vực Đông Nam Á đặc biệt dễ bị tổn thương trước một cuộc khủng hoảng năng lượng, trong bối cảnh nhu cầu năng lượng gia tăng nhanh chóng, và khu vực này cần đa dạng hóa các nguồn nhập khẩu năng lượng.