Thứ Hai, 18/04/2016 15:09

Khí thải Carbon toàn cầu đạt kỷ lục vào năm 2018

Tờ Devdiscourse ngày 18/10 dẫn lời người đứng đầu Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) Fatih Birol cho biết, lượng khí thải Carbon toàn cầu sẽ đạt đỉnh vào năm 2018.

Biến đổi khí hậu khiến hàng trăm triệu người thiếu chất dinh dưỡngAustralia hoãn việc triển khai các cam kết giảm phát thải nhà kínhGiảm lượng khí thải Carbon sẽ hạn chế mực nước biển dângIMF: Thuế carbon là công cụ hiệu quả để giảm phát thải carbon dioxideSeoul đứng đầu thế giới về lượng khí thải carbon

 Thế giới phải thay đổi cách thức tiêu thụ năng lượng, đi lại ...để đáp ứng mục tiêu giảm khí thải Carbon. Ảnh: Devdiscourse

Vấn đề này sẽ tạo nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng khi góp phần đẩy nhanh quá trình nhiệt độ trái đất tăng thêm 1,5 – 2oC.

Cụ thể, tại một hội nghị diễn ra ở Paris (Pháp), Giám đốc Fatih Birol cho biết chỉ trong 9 tháng đầu năm 2018 đã ghi nhận dữ liệu chứng minh mức tăng kỷ lục về khí thải Carbon.

Với tình hình này, một báo cáo của Liên Hiệp quốc khẳng định thế giới sẽ phải nhanh chóng thay đổi cách thức tiêu thụ năng lượng, đi lại và xây dựng nhà cửa để đáp ứng mục tiêu giảm khí thải Carbon.

Vào tháng 12 tới, Ba Lan sẽ chủ trì hội nghị lần thứ 24 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (COP24) và sẽ đưa ra một “cuốn sách quy tắc” để đạt được mục tiêu của thỏa thuận đã thông qua tại Paris vào năm 2015.  Thỏa thuận nhằm mục tiêu loại bỏ nhiên liệu hóa thạch trong thế kỷ 21, điều hướng con người chuyển sang dùng nhiên liệu tái tạo và ngăn chặn nguy cơ nhiệt độ trái đất ngày càng tăng.

“Nhìn vào dữ liệu trong 9 tháng đầu năm, điều này cảnh báo rằng lượng khí thải Carbon trong năm 2018 này sẽ còn tiếp tục tăng. Nghĩa là cơ hội đạt được mục tiêu đầy tham vọng về bảo vệ trái đất đang ngày một mỏng manh hơn”, Giám đốc Fatih Birol cho hay.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.