Thứ Bảy, 22/12/2012 16:53

Khổ vì quá khổ quá tải

Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an Thừa Thiên Huế đang mở đợt ra quân xử lý tình trạng xe quá khổ, quá tải. Trước đó, sáng 9/6, Phòng CSGT đã tổ chức ký cam kết đảm bảo trật tự ATGT cho hơn 100 đơn vị là chủ doanh nghiệp, chủ phương tiện vận tải hàng hóa và các đơn vị thi công trên QL1A. Tuy nhiên, tình trạng xe quá khổ, quá tải vẫn hiên ngang hoạt động trên địa bàn.

Ngoài các phương tiện ngang qua địa bàn vi phạm, hàng ngày, người dân vẫn chứng kiến nhiều phương tiện quá khổ, quá tải mang biển số 75 dọc ngang trên các tuyến đường. Đáng sợ nhất là những xe tải chở gỗ tràm đã bóc vỏ chất cao ngút lặc lè từ các cánh rừng ra tỉnh lộ, quốc lộ. Loại gỗ này rất trơn, chỉ cần phương tiện bị dồn số, hay thắng gấp thì gỗ sẽ lao xuống đường với gia tốc rất lớn. Đã có nhiều trường hợp người đi đường tử vong vì bị gỗ trên xe lao phải.

Vào cuối năm ngoái, xe 75H-6744 chở gỗ tràm từ La Sơn về Chân Mây, khi qua địa bàn xã Lộc Tiến, do xe chở quá nặng bị mất lái, lật chỏng 4 bánh lên trời, gỗ tràn ra đường gây ách tắc giao thông. Thậm chí có phương tiện chất cao quá, phía sau quá nặng nên khi lên dốc đã mất thăng bằng bị chỏng ngược cả 2 bánh trước lên, gỗ lao xuống đường, như vụ xảy ra trên đèo Phước Tượng, đối với phương tiện của doanh nghiệp Sơn Hùng... Riêng mới trung tuần tháng 6 ra quân xử lý xe quá khổ, quá tải, lực lượng đã phát hiện bắt giữ hàng chục phương tiện vi phạm, tạm giữ hơn 10 phương tiện và tước giấy phép lái xe trên dưới 30 trường hợp; trong đó, vi phạm nhiều vẫn là phương tiện chở gỗ tràm.
Việc chấn chỉnh hoạt động xe quá khổ, quá tải không chỉ mới thực hiện lần này mà đã được Ủy Ban ATGT Quốc gia triển khai từ năm trước, trên phạm vi toàn quốc, với nhiều biện pháp quyết liệt, song kết quả vẫn chưa được như mong muốn. Phương tiện chở quá khổ, quá tải không chỉ gây mất an toàn giao thông mà còn phá hoại kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Mỗi năm, Nhà nước đã bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng, duy tu, bảo dưỡng hệ thống cầu đường. Song, nhiều tuyến đường mới thi công xong đã bị nứt rạn, hằn lún bánh xe, mà nguyên nhân chính là do xe quá khổ, quá tải gây ra.
Nhiều lái xe cho rằng, nếu chở đúng tải trọng thì thu nhập sẽ hạn chế, thậm chí thua lỗ. Suy luận theo kiểu này thì giá cước vận chuyển hiện nay có vấn đề. Song, trong thực tế, từ khi triển khai kiểm soát tải trọng, giá cước vận tải đã nâng lên. Chẳng hạn một tấn hàng từ TP Hồ Chí Minh ra Huế trước đây chỉ 900 ngàn đồng, nay tăng lên gần 2.500.000 đồng. Các phương tiện chở hàng hóa, vật liệu nội tỉnh cũng đã tăng giá cước.
Có thể, còn nhiều vấn đề tồn tại đối với giá cước vận tải hiện nay cần được quy định, tính toán lại một cách hợp lý hơn; từ cước vận chuyển đường dài đến cước vận chuyển nội tỉnh, kể cả việc mức phí bảo trì đường bộ của mỗi phương tiện trong điều kiện phương tiện đảm bảo tải trọng, không gây thiệt hại lớn đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, thì đẩy mạnh tuyên truyền, tuần tra kiểm soát để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do chở quá khổ, quá tải gây ra!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.