Thứ Bảy, 26/08/2017 06:15

Kích cầu để huy động vốn

Hơn 10 năm thụ hưởng vốn khuyến công (KC) của tỉnh, đến nay hàng chục cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện Quảng Điền đã đầu tư trang bị máy móc hiện đại, góp phần nâng cao năng suất, tiết giảm nhân công và tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường.

Liên kết để phát triển làng nghềVốn khuyến công tiếp sức cho doanh nghiệpPhong Điền: Khánh thành Nhà Nhân ái tặng đối tượng chính sách

Máy ép dầu lạc bằng thủy lực do nguồn vốn khuyến công hỗ trợ một phần kinh phí nâng công suất lên gấp 5-6 lần so với máy ép thủ công

Khai thác tiềm năng vùng nguyên liệu lạc trên địa bàn, nhiều năm nay cơ sở ép lạc Hồ Viết Lượng, xã Quảng Thái đã chuyển hướng từ trồng cây nông nghiệp sang nghề ép lạc và cung cấp dầu lạc ra thị trường. Tuy nhiên, do các công đoạn ép thủ công dựa vào sức người nên sản xuất nhỏ lẻ, nhân công đông và lượng dầu sau khi ép vẫn còn đọng lại trên bánh lạc nên hiệu quả kinh tế thấp.

Tháng 8/2019, cơ sở lập đề án KC xin hỗ trợ kinh phí đầu tư máy ép dầu lạc bằng thủy lực công suất 3 tạ lạc/ngày và được Sở Công thương phê duyệt. Đầu năm 2020, máy ép dầu lạc đưa vào sản xuất với tổng kinh phí 160 triệu đồng, trong đó nguồn vốn KC hỗ trợ 60 triệu đồng, giúp cơ sở phát triển quy mô, nâng công suất và xây dựng nhà xưởng để nhận ép dầu lạc cho các hộ dân trên địa bàn.

Chủ cơ sở, ông Hồ Viết Lượng cho rằng, sau khi đưa máy mới vào hoạt động, cơ sở đã nâng công suất lên gấp 5-6 lần so với trước nên ngoài việc chế biến dầu lạc để cung ứng ra thị trường, hiện mỗi ngày cơ sở nhận ép cho 10-15 hộ dân, trong đó giá ép 1 tạ lạc khoảng 200.000đ. Nếu vận hành hết công suất, mỗi ngày cơ sở có thể ép trên 3 tạ lạc, cho ra thị trường trên 100 lít dầu. 

Theo Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Quảng Điền Hồ Ngọc Anh Tuấn, nguồn vốn KC đã hỗ trợ kịp thời để kích cầu các cơ sở công nghiệp phát triển sản xuất, mở rộng quy mô và gia tăng giá trị công nghiệp trên địa bàn. Năm 2019, nguồn vốn KC đã hỗ trợ thiết bị máy móc cho 3 cơ sở với tổng mức hỗ trợ gần 300 triệu đồng, góp phần giúp các cơ sở thay đổi máy móc, nâng công suất và tạo ra nhiều sản phẩm mới.

Ông Tuấn khẳng định, trong khi nguồn kinh phí hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp của huyện còn hạn chế thì nguồn vốn KC của tỉnh đã tạo động lực để kích dầu các cơ sở đầu tư máy móc. Hiện, phòng đã khảo sát, đánh giá và hướng dẫn 10 cơ sở lập đề án xin thụ hưởng vốn KC, trong đó tập trung các lĩnh vực như đầu tư máy móc tiên tiến chế biến nước mắm Tân Thành, mây tre đan Bao La và các thiết bị điêu khắc gỗ công nghệ mới…

Thống kê từ Sở Công thương, năm 2019 tổng kinh phí hoạt động KC trên 2,6 tỷ đồng, trong đó nguồn kinh phí KC quốc gia chiếm 960 triệu đồng và KC địa phương gần 1,7 tỷ đồng. Nguồn hỗ trợ này đã thúc đẩy các cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển sản xuất, tạo ra sản phẩm mới, qua đó các cơ sở đã mạnh dạn đầu tư máy móc hiện đại thay thế các thiết bị lạc hậu công suất thấp. Qua đánh giá, hiện một đồng vốn KC hỗ trợ đã thu hút 1,5 đồng vốn đầu tư của cơ sở, góp phần tăng doanh thu, hiệu quả sản xuất kinh doanh cho cơ sở sản xuất, tạo thu nhập ổn định cho lao động nông thôn.

Theo Phó Giám đốc Sở Công thương Phan Hùng Sơn, năm 2020 nguồn vốn KC sẽ tập trung hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đặc sản và hàng lưu niệm - quà tặng phục vụ Festival Huế 2020. Ngoài ra, sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp theo hướng đầu tư máy móc tiên tiến để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tiết giảm nhân công, đồng thời tạo điều kiện di dời các cơ sở sản xuất xen lẫn trong khu dân cư vào các cụm, điểm công nghiệp, làng nghề tập trung nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dòng tiền “đổ” về ngân hàng
Dòng tiền “đổ” về ngân hàng

Trong bối cảnh lãi suất huy động tăng mạnh, người dân đang có xu hướng chuyển vốn vào ngân hàng thay vì đầu tư vào các kênh bất động sản hay chứng khoán như trước. Điều này khiến số dư tiền gửi của dân cư tại hệ thống ngân hàng tăng mạnh.

Tư vấn, định hướng để kích cầu thị trường lao động chính thức
Tư vấn, định hướng để kích cầu thị trường lao động chính thức

Sau khi dịch COVID-19 tạm lắng, hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi cũng là lúc thị trường lao động sôi động trở lại. Ngành lao động có nhiều chương trình, hoạt động tư vấn, định hướng việc làm và phối hợp với một số đơn vị dịch vụ để kích cầu lao động trong và ngoài nước.

Huy động vốn làm hạ tầng giao thông đường bộ
Huy động vốn làm hạ tầng giao thông đường bộ

Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành 5.000km đường bộ cao tốc, năm 2050 đạt hơn 9.000km và mạng lưới quốc lộ dài gần 30.000km. Trong đó, nhu cầu vốn đầu tư đường cao tốc đến năm 2030 khoảng 900 nghìn tỷ đồng, huy động từ nguồn đầu tư công và vốn ngoài ngân sách.