Thứ Ba, 28/11/2017 17:08

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV: Giải quyết những vấn đề bức thiết của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 28/5, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV: Biểu quyết Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổiĐề cao vai trò nhà trường, gia đình, xã hội trong bảo vệ trẻ emLuật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án cần đưa “thẩm phán” vào đối tượng bảo mật thông tinThảo luận dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệpTừ 25 - 28/5: Quốc hội tập trung cho công tác xây dựng pháp luật

Quang cảnh phiên họp Quốc hội sáng 28/5/2020. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Giải quyết những vấn đề bức thiết của đồng bào dân tộc thiểu số

Theo báo cáo, Chương trình sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển nhanh, bền vững; tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững; giải quyết căn cơ hơn một số vấn đề đời sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. 

Chương trình sẽ đạt được đa mục tiêu về kinh tế - xã hội; quốc phòng - an ninh; đối ngoại; bảo vệ môi trường, sinh thái và đa dạng sinh học; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh; là yếu tố đặc biệt quan trọng để củng cố và nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc thiểu số đối với Đảng và Nhà nước; tăng cường đồng thuận xã hội và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 là cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, tạo sinh kế giải quyết những vấn đề bức thiết của nhóm dân tộc rất ít người và dân tộc còn nhiều khó khăn đối với hơn 16.100 hộ; hỗ trợ tạo mô hình sinh kế, ổn định đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở 382 xã biên giới đất liền; góp phần tăng thu nhập bình quân người dân tộc thiểu số trên 2 lần so với 2020. Chương trình góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hàng năm trên 3%; phấn đấu giảm trên 60% số xã, thôn đặc biệt khó khăn so với tiêu chí năm 2020;...

Định hướng mục tiêu đến năm 2030, thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số bằng 1/2 bình quân chung của cả nước; Giảm hộ nghèo xuống dưới 10%. Cơ bản không còn các xã, thôn đặc biệt khó khăn; 70% số xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt chuẩn nông thôn mới;...

Cần cơ chế phân bố nguồn vốn hợp lý, tránh tản mác

Chính phủ đã dự kiến tổng mức vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 là hơn 137 nghìn tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030 là hơn 134 nghìn tỷ đồng.

Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư của Chương trình rất lớn, ước tính gần 272 nghìn tỷ đồng, trong khi khả năng cân đối ngân sách nhà nước trước mắt chưa thể đáp ứng, nên khi thiết kế dự án khả thi của chương trình, các đại biểu đề nghị, nên ưu tiên hỗ trợ sinh kế, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số; đầu tư công trình kết cấu hạ tầng thật sự cần thiết, cấp bách và chưa đầu tư hoặc đang đầu tư dở dang. Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt bảo đảm đời sống đồng bào một cách bền vững.

Các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc ban hành Chương trình cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi có thời hạn 10 năm nhằm khắc phục tư duy nhiệm kỳ, ngắn hạn. Nguồn vốn mà Chính phủ đề xuất không lớn, nhưng những mục tiêu đề ra lại khá lớn, nhiều và tản mác. Do vậy, các đại biểu kiến nghị cần phải tính toán, nghiên cứu kỹ lại nội dung này để đảm bảo được tính khả thi nếu không huy lực các nguồn lực xã hội khác cùng thực hiện. Khi quy định về các mục tiêu trong Chương trình cần chú ý đến đặc thù dân tộc, nhất là vấn đề bảo tồn văn hóa ngàn đời của vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Quốc hội Đỗ Văn Chiến cho biết, chương trình được thiết kế thành 10 dự án. Ở giai đoạn lập dự án khả thi, Chính phủ sẽ phân công các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện từng dự án cụ thể, trên cơ sở phát huy và đề cao trách nhiệm của cơ quan công tác dân tộc các cấp.

Theo TTXVN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hỗ trợ thanh niên miền núi thoát nghèo
Hỗ trợ thanh niên miền núi thoát nghèo

Đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp và giảm nghèo bền vững (GNBV) là mục tiêu Huyện đoàn A Lưới hướng đến, nhằm thực hiện Nghị quyết số 11 của Huyện ủy A Lưới về GNBV giai đoạn 2022 - 2025.

Đồng hành, giúp người dân đi lên
Đồng hành, giúp người dân đi lên

Thực hiện Dự án phát triển kinh - tế xã hội (KT-XH), mô hình bộ đội gắn với dân bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Khu Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) A So, huyện A Lưới, đầu năm 2023, Đoàn KT-QP 92 đã cấp hỗ trợ vật nuôi và hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho bà con xã A Roàng, Lâm Đớt và Đông Sơn.

Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng ổn định
Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng ổn định

Sáng 4/1, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác dân tộc (CTDT) năm 2022; sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số là giá trị cốt lõi
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số là giá trị cốt lõi

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hoá và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, để văn hóa trở thành nền tảng tinh thần, định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, Đảng ta xác định là: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”.