Thứ Ba, 23/06/2020 11:25

Kỷ niệm 155 ngày sinh chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu

Chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu (26/12/1867 – 26/12/2022) là nhà thơ, nhà văn, một con người đã dâng hiến cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh yêu nước, chống thực dân Pháp của dân tốc Việt Nam vào thế kỷ XX.

Tháo dỡ trụ sở từng là dấu ấn của Hội Quảng TriAi về Bến Ngự…Dấu ấn sử học

Dâng hoa, viếng hương tưởng nhớ 155 ngày sinh chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu tại lăng mộ của cụ trong khu di tích lưu niệm ở dốc Bến Ngự 

Lễ Kỷ niệm 155 ngày sinh chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu được Bảo tàng Lịch sử tỉnh tổ chức sáng 23/12 tại Khu di tích lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu (đường Phan Bội Châu, phường Trường An, TP. Huế).

Cụ Phan Bội Châu có tên khai sinh Phan Văn San, hiệu Sào Nam, cụ sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo ở làng Đan Nhiễm, nay thuộc xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Ngay từ nhỏ, khi chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, người thanh niên Phan Văn San đã sớm có lòng yêu nước. Sau nhiều năm hoạt động từ Bắc chí Nam, đến năm 1905, Phan Bội Châu xuất dương, bôn ba hoạt động ở Nhật Bản và Trung Quốc.

Nhiều tổ chức yêu nước đã được cụ Phan Bội Châu thành lập và lãnh đạo như Duy Tân hội, phong trào Đông Du, Việt Nam Quang Phục hội, hội Chấn Hoa Hưng Á…

Từ một tri thức phong kiến yêu nước, cụ Phan Bội Châu đã trở thành một nhà cách mạng dân chủ tư sản và bước vào ngưỡng cửa của cách mạng vô sản.

Sau nhiều năm hoạt động, đến năm 1925, cụ Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt ở Thượng Hải (Trung Quốc) rồi đưa về giam ở nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) và bị kết án tù chung thân.

Trước áp lực phong trào đấu tranh của nhân dân trong cả nước, thực dân Pháp phải ân xá và đưa về giam lỏng tại Huế. Thời gian đầu ở Huế, cụ Phan Bội Châu sống ở nhà ông Nguyễn Bác Trác, sau chuyển về sống ở chùa Phổ Quang.

Đến năm 1926, thông qua tờ báo Chuông Rè của luật sư Phan Văn Trường xuất bản tại Sài Gòn đã mở một cuộc lạc quyên, kêu gọi đồng bào Nam Bộ giúp đỡ chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong lúc tuổi già.

Với số tiền quyên góp được, bạn bè cụ Phan đã trích ra một khoản để mua mảnh đất ở dốc Bến Ngự và dựng nhà cho cụ. Từ đó, cụ Phan Bội Châu được người dân Huế gọi bằng một cái tên thân thương: “Ông già Bến Ngự”.

Tin, ảnh: N. MINH

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 64 năm truyền thống bộ đội biên phòng
Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 64 năm truyền thống bộ đội biên phòng

Ngày 19/2, Tiểu đoàn Huấn luyện- Cơ động, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức huấn luyện ngoại khóa kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn trong tuần tra biên giới, giới thiệu phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số, triển khai xây dựng công viên xanh và nhiều hoạt động ý nghĩa khác cho 100 chiến sĩ mới.

Chuẩn bị chu đáo các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam”
Chuẩn bị chu đáo các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam”

Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 80 năm Đề cương Văn hóa Việt Nam là nhiệm vụ mà Thủ tướng giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong Chỉ thị số 03/CT-TTg về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Bộ đã có những bước chuẩn bị tích cực để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ này.

Xúc động 55 năm ngày gặp lại
Xúc động 55 năm ngày gặp lại

Sáng ngày 31/1, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, Ban liên lạc Cựu chiến binh (CCB) Quân khu Trị - Thiên (B4-B5 tại Quân khu 4) tổ chức buổi gặp mặt giao lưu truyền thống nhân dịp kỷ niệm 55 năm Tổng tấn công và Nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 (31/1/1968 - 31/1/2023).