Chủ Nhật, 24/09/2017 15:28

Ký ức tháng 3

Chiến tranh đã lùi xa 45 năm, nhưng mỗi lần tháng 3 về, nhiều người lại bồi hồi, xúc động khi nhớ về một thời gian khó nhưng rất đỗi từ hào. Mọi người đã vỡ òa niềm vui khi quê hương được giải phóng.

Trang sử quê hương qua “đời người cách mạng”Ngày trở về

Ông Hoàng Anh Đề hào hứng nhớ lại những kỷ niệm gian khó nhưng rất đỗi tự hào

Ông Hoàng Anh Đề (89 tuổi), quê ở xã Vinh Giang (Phú Lộc), nguyên Huyện đội trưởng Huyện đội Phú Lộc xúc động: “Tháng 3 đối với tôi đầy ắp những kỷ niệm. Kỷ niệm một thời đạn bom, gian khổ nhưng đầy tự hào. Tôi còn nhớ như in hình ảnh trước ngày giải phóng Thừa Thiên Huế 26/3/1975, từng toán địch rút chạy tháo thân về cửa biển Thuận An, Tư Hiền. Một cảnh tượng vô cùng hỗn loạn. Do bị đánh bất ngờ, lại bị các lực lượng vũ trang địa phương cắt đứt hoàn toàn các tuyến đường, chặn đứng đường rút chạy của địch vào Đà Nẵng, nên chúng bị ta tiêu diệt, thiệt hại rất nặng nề”.

“Hàng nghìn xe địch di tản từ Huế vào Đà Nặng bị chặn đứng ở Phú Lộc phải quay trở lại trong hoảng loạn. Nhờ có sự chuẩn bị từ trước, nên khi bộ đội chủ lực tấn công địch vừa đến nơi thì lực lượng nổi dậy ở các địa phương cũng đã chủ động phối hợp làm chủ chiến trường, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ lực tấn công địch trên các hướng chủ đạo”, ông Lê Xuân Lanh (77 tuổi), quê xã Phong Sơn (Phong Điền) - trinh sát phục vụ chiến đấu giải phóng Huế nhớ rõ sự kiện.

Trước đó, để đánh địch, toàn bộ lực lượng của ta từ Phú Lộc đến Phong Điền đã bí mật tìm cách ém quân. Khi thời cơ đến đã cùng Nhân dân tấn công vào các chi khu quân sự địch làm cho chúng bất ngờ, bị động. “Chúng tôi được Trung ương và Khu ủy, Tỉnh ủy quán triệt chủ trương: “Phải tiêu diệt và làm tan rã địch; đánh bại cơ bản kế hoạch bình định của định, giải phóng và giành quyền làm chủ 50% dân số ở đồng bằng; chia cắt chiến lược để thúc đẩy tình hình phát triển có lợi cho ta...”. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã kịp thời chỉ đạo Mặt trận Trị Thiên Huế chớp lấy thời cơ, nhanh chóng chuyển hướng tấn công, tiêu diệt toàn bộ quân địch không cho chúng rút chạy khỏi Trị Thiên Huế, giải phóng Huế và toàn bộ Trị Thiên”, ông Hoàng Anh Đề nhớ lại.

Ông Lê Xuân Lanh kể về những giây phút quê hương được giải phóng

45 năm đã qua kể từ khi quê hương được giải phóng, nhưng đến bây giờ ông Lê Xuân Lanh vẫn không sao quên được không khí của những ngày cận kề giải phóng. “Ngày 25/3/1975, các cánh quân của ta từ nhiều hướng tiến vào TP. Huế, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch. Sáng 26/3/1975, lá cờ cách mạng tung bay trên bầu trời Cố đô Huế, đánh dấu mốc lịch sử Thừa Thiên Huế hoàn toàn giải phóng”, ông Lê Xuân Lanh xúc động.

Thừa Thiên Huế được giải phóng mang một ý nghĩa to lớn, góp phần quan trọng vào chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975. “Trong chiến dịch giải phóng quê hương, những người lính Trung đoàn 6 – Đoàn Phú Xuân anh hùng vinh dự được giao nhiệm vụ cắm lá cờ Mặt trận giải phóng lên đỉnh Kỳ Đài Huế và đã góp công lớn trong việc vừa giải phóng vừa bảo tồn nguyên vẹn TP. Huế”, ông Nguyễn Đức Pha, nguyên Đại đội Trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 6 chia sẻ câu chuyện.

Thật khó để kể hết những cảm xúc, niềm tự hào khi quê hương được giải phóng. Nhưng với những người như ông Đề, ông Lanh, ông Pha thì để có được thành quả như ngày hôm nay, họ càng thấm thía biết bao vai trò lãnh đạo tài tình của Đảng trong việc kiên định mục tiêu giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. “Tuy còn những khó khăn nhất định, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đoàn kết nhất trí của toàn Đảng bộ, quân và dân tỉnh nhà, chúng tôi luôn tin tưởng Thừa Thiên Huế sẽ ngày càng phát triển giàu đẹp”, ông Hoàng Anh Đề kỳ vọng.

Bài, ảnh: ANH PHONG

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nệm rơm nồng nàn
Nệm rơm nồng nàn

Ngày mùa đông lạnh giá, đáng sợ nhất là cái rét buốt tê cóng kèm theo mưa phùn. Sáng sớm hé cửa trông ra thấy trời bàng bạc màu sương, con gái tôi năn nỉ xin mẹ được nghỉ học một buổi. Nghe con nói, tôi bất giác bật cười. Ngày xưa, mình cũng… lười y thế. Cũng tìm đủ lý do để được ở nhà vào ngày mưa lạnh, nằm lì trên chiếc nệm rơm nồng nàn hơi ấm.

Ký ức của người trở về
Ký ức của người trở về

Trong dòng ký ức về những năm tháng chiến tranh ác liệt, những tháng ngày cầm súng nơi chiến trường thì có lẽ Chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968 là khoảng thời gian người cựu binh, Đại tá Nguyễn Đức Thuận (sinh năm 1943, tại Bố Trạch, Quảng Bình) không thể nào quên. Bởi ông đã cùng đồng đội can trường chiến đấu tới viên đạn cuối cùng và may mắn trở về...

Ký ức đồng chiêm
Ký ức đồng chiêm

Lễ hội đua ghe thực sự chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó trong đời sống tinh thần và cả đời sống tâm linh của cư dân đầm phá...

Ký ức trò chơi dân gian
Ký ức trò chơi dân gian

Nghe tin Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế đưa trò chơi dân gian vào các tiết sinh hoạt, ngoại khóa ở các trường học và khuyến khích các trường đưa một số trò chơi dân gian thành môn thi đấu trong các cuộc thi thể thao, tôi bồi hồi nhớ lại tuổi thơ.

Một thuở giếng khơi
Một thuở giếng khơi

Đắn đo, suy tính mãi, cha mẹ tôi quyết định dựng lại gian bếp và khu công trình phụ tắm giặt, vệ sinh.