Chủ Nhật, 06/07/2014 08:50

Lần đầu tiên trưng bày 16 bảo vật quốc gia Việt Nam

Ngày 10/1 tới, 16 bảo vật Quốc gia đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Hà Nội) sẽ được giới thiệu tới công chúng.

Ngày 10/1 tới, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Hà Nội) sẽ tổ chức trưng bày đặc biệt: “Bảo vật quốc gia Việt Nam". Đây là lần đầu tiên, 16 bảo vật Quốc gia đang lưu giữ tại bảo tàng được giới thiệu tới công chúng.

Trưng bày sẽ giới thiệu khái quát, hệ thống về những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của các bảo vật từ thời văn hóa Đông Sơn cách đây hơn 2.000 năm, đến các thời đại của văn minh Đại Việt và các triều đại phong kiến cho đến khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Bên cạnh việc nêu bật những giá trị đặc biệt, trưng bày còn đưa ra những câu chuyện lịch sử, văn hóa hấp dẫn liên quan đến bảo vật, từ đó giúp công chúng hiểu biết thêm về tư duy thẩm mỹ, sự sáng tạo, bàn tay tài hoa của cha ông ta.

Trong 16 bảo vật sắp trưng bày, có Ấn vàng “Sắc mệnh chi bảo” thời Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 8 (1827); Trống đồng Ngọc Lũ, thời kỳ văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2000 – 2500 năm; Mộ thuyền Việt Khê; Bình vẽ thiên nga, gốm hoa lam, thời Lê sơ, thế kỷ 15; Chuông chùa Vân Bản, thời Trần, thế kỷ 13 – 14; Tác phẩm "Ngục trung nhật ký" (Nhật ký trong tù) của Chủ tịch Hồ Chí Minh…

Mộ thuyền Việt Khê

Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho biết: "Chúng tôi coi đây là một trưng bày đặc biệt mà lần đầu tiên 16 bảo vật quốc gia đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ra mắt công chúng, qua đó giới thiệu về những giá trị, ý nghĩa, bối cảnh lịch sử của các bảo vật này.

Trong 16 bảo vật, những bảo vật Quốc gia thời văn hóa Đông Sơn chiếm tỷ lệ lớn, đây là những bảo vật có ý nghĩa về nhiều góc độ khác nhau, cả về giá trị nghệ thuật, lịch sử, văn hóa, có niên đại rất sớm, là một nền văn hóa hết sức rực rỡ và phát triển trong thời kỳ văn minh đầu tiên của người Việt".

Chuông chùa Vân Bản, thời Trần, thế kỷ 13 – 14

Trưng bày “Bảo vật quốc gia Việt Nam” cũng sẽ giới thiệu tới công chúng các tài liệu khoa học liên quan như: bản vẽ, bản dập hoa văn, hình ảnh minh họa..., đồng thời sử dụng những kỹ thuật hiện đại trong việc trình chiếu các clip về quá trình phát hiện, nghiên cứu, ý kiến đánh giá của các chuyên gia về giá trị các bảo vật quốc gia trong trưng bày.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch
Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch

Đại dịch đã cơ bản được khống chế nhưng kí ức về nó vẫn luôn ám ảnh với mọi người. Với những người thiện nguyện lao vào tâm dịch để giúp đỡ đồng bào đó là những giây phút khó quên và nếu được chọn lại họ vẫn chọn đi theo tiếng gọi con tim, lao vào chỗ hiểm nguy để cứu người.

Nâng cao năng lực xây dựng thương hiệu và bán hàng cho sản phẩm truyền thống Huế
Nâng cao năng lực xây dựng thương hiệu và bán hàng cho sản phẩm truyền thống Huế

Diễn ra vào ngày 6/10 tại 53 Nguyễn Huệ, TP. Huế, ngày hội đổi mới sáng tạo cho sản phẩm truyền thống Huế do UBND TP. Huế và Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh phối hợp tổ chức là hoạt động nhằm nâng cao năng lực xây dựng thương hiệu và bán hàng cho các sản phẩm truyền thống, đặc sản Huế.

Chuyện từ lễ hội
Chuyện từ lễ hội

Lễ hội lồng đèn là một trong rất nhiều những cuộc trưng bày, triển lãm, trình diễn đã được cất công đầu tư tổ chức trong khuôn khổ Festival Huế.