Thứ Sáu, 15/10/2010 05:45

Lề lối và chất lượng công việc

Đây vẫn được xem là một trong những vấn đề nổi cộm trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Điều này thể hiện trong các góc độ của việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính nhà nước của cán bộ, công chức, viên chức chưa cao. Đó là nguyên nhân, đồng thời cũng là hệ quả của những tồn tại kéo dài của chất lượng tham mưu và hiệu quả công việc, của các hiện tượng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho công dân, tổ chức và doanh nghiệp. Trong đó, biểu hiện rõ nhất, cụ thể nhất là tình trạng cán bộ, công chức, viên chức sử dụng thời gian trong giờ hành chính vào việc riêng như đi muộn về sớm, dùng máy tính, điện thoại của cơ quan vào những việc không liên quan đến công việc; uống rượu bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa...

Những điều này thoạt nghe tưởng chừng có vẻ dễ được thông cảm bỏ qua nhưng khi nó trở thành một thói quen, một lề lối thì không thể chấp nhận được, nhất là khi nó ảnh hưởng đến chất lượng công việc, đến hình ảnh cán bộ, công chức, viên chức và sự vận hành của cả một bộ máy. Từ đó, có những tác động tiêu cực đến cái nhìn và sự đánh giá của người dân.

Bên cạnh sự chấn chỉnh mang tính vĩ mô của Chính phủ, UBND tỉnh cũng đã có Chỉ thị số 51/2012/CT-UBND ngày 28/12/2012 để tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn với 9 nội dung cụ thể. Trong đó, nội dung đầu tiên là nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc tại cơ quan, đơn vị với những yêu cầu về quản lý và sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác cụ thể, bảo đảm trang thiết bị, phương tiện và điều kiện làm việc... Điểm đáng lưu ý ở đây là phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định về sử dụng thời gian làm việc, về kỷ luật lao động và không xét khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm điều này. Điều 5 của Chỉ thị này cũng ghi rõ việc không sử dụng thời gian làm việc vào việc riêng như tụ tập đi ăn sáng, uống cafe, không hút thuốc lá nơi công sở, không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc và ngày trực...
 
Có thể ghi nhận được sự chuyển động trong việc thực thi các quy định này, nhất là khi các cơ quan, các đơn vị huyện, thị, thành phố cũng đã có văn bản triển khai. Tuy nhiên, đây cũng mới là sự chuyển động, còn để thay đổi, nhất là thay đổi cả một thói quen, một cách thức, một lề lối... có lẽ cần phải có thời gian, có quá trình. Chúng tôi nói điều này bởi lẽ, kể từ khi có Chỉ thị 51 của UBND tỉnh đến nay, vẫn có sự “vận dụng” chưa hợp lý thời gian trong giờ làm việc; vẫn còn có tình trạng uống rượu bia và đồ uống có cồn trong giờ nghỉ trưa của ngày làm việc và ngày trực. Phát biểu về vấn đề này tại Hội nghị Tỉnh uỷ vừa qua, ông Trần Xuân Bình, Bí thư Huyện uỷ Nam Đông cho rằng, việc thực hiện chỉ thị vẫn chưa nghiêm túc, 7h30 đến 8h sáng vẫn có cán bộ ngồi ở quán cafe... Đây cũng không phải là hiện tượng cá biệt ở bất cứ địa phương nào. Vì thế, việc thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 51 cần gắn với hành vi ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; gắn với việc thực hiện văn hoá công sở và gắn với việc nêu gương nữa...
Hạnh Nhi
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.