Thứ Bảy, 21/01/2017 14:27

LHQ đề cao vai trò của chủ nghĩa đa phương và luật pháp quốc tế

Trong một video phát tại Hội nghị Bộ trưởng Ủy ban điều phối Phong trào Không liên kết (NAM), Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp quốc nhấn mạnh vai trò của chủ nghĩa đa phương và luật pháp quốc tế.

NAM kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển ĐôngTổng thống Iran: OIC, NAM phải thúc đẩy hòa bình, ổn định

Chủ tịch Đại hội đồng LHQ, bà Maria Fernanda Espinosa Garces. Nguồn: THX/TTXVN

Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Maria Fernanda Espinosa Garces nhấn mạnh chủ nghĩa đa phương và luật pháp quốc tế là biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo hòa bình cho người dân trên thế giới.

Thông điệp trên được đưa ra trong một video phát tại Hội nghị Bộ trưởng Ủy ban điều phối Phong trào Không liên kết (NAM) khai mạc ngày 20/7 tại Venezuela.

Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Garces cũng bày tỏ cảm ơn sự hỗ trợ của NAM, đồng thời kêu gọi tổ chức quốc tế này tiếp tục bảo vệ chủ quyền.

Bà Garces nêu rõ: “Phong trào cần phải tiếp tục bảo vệ mạnh mẽ chủ quyền, quyền tự quyết, tinh thần đoàn kết quốc tế và quyền hòa bình và sự phát triển của người dân."

Phong trào không liên kết được thành lập từ năm 1955 và đã có 118 thành viên tính đến năm 2007.

Tổ chức này đại diện cho gần 2/3 số thành viên LHQ và 55% dân số thế giới. Venezuela giữ chức Chủ tịch NAM từ năm 2016 và sẽ chuyển giao vị trí này cho Azerbaijan vào tháng 10 tới.

Theo Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ nghĩa đa phương cần thiết để giảm nhẹ căng thẳng địa chính trị
Chủ nghĩa đa phương cần thiết để giảm nhẹ căng thẳng địa chính trị

Trong một phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 43 (AIPA-43), Thủ tướng Campuchia Hun Sen nêu quan điểm rằng nước này tuân thủ chủ nghĩa đa phương, một cơ chế khu vực quan trọng, góp phần xoa dịu căng thẳng địa chính trị và đối đầu giữa các siêu cường.

ASEAN thúc đẩy tăng cường chủ nghĩa đa phương
ASEAN thúc đẩy tăng cường chủ nghĩa đa phương

Đại dịch COVID-19, cùng với sự cạnh tranh và căng thẳng ngày càng gia tăng giữa các siêu cường đã và đang làm suy yếu trật tự và an ninh quốc tế, đồng thời cản trở tiến độ mà Liên Hiệp Quốc hướng tới khi kỷ niệm 77 năm thành lập.

Campuchia RCEP là đại diện cho hội nhập toàn cầu và khu vực
Campuchia: RCEP là đại diện cho hội nhập toàn cầu và khu vực

Định nghĩa cơ bản của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một thỏa thuận thương mại tự do được thiết lập giữa 15 quốc gia được Bộ trưởng bên cạnh Thủ tướng, Tổng Thư ký Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC), ông Sok Chenda Sophea xác định là hội nhập.