Thứ Sáu, 20/05/2016 14:41

LHQ kêu gọi thêm nỗ lực hòa nhập trẻ di cư vào trường học

Liên Hiệp quốc (LHQ) ngày hôm nay (20/11) kêu gọi các quốc gia đẩy mạnh nỗ lực để hoà nhập số lượng trẻ em tị nạn và di cư ngày càng tăng trên toàn thế giới vào các hệ thống giáo dục trong nước.

Liên Hiệp quốc: Bốn triệu trẻ em tị nạn không được đến trườngLHQ ra mắt kế hoạch toàn cầu tăng cường bảo vệ người di cư trong nướcClooney giúp 3.000 trẻ em tị nạn Syria đến trườngLHQ hoan nghênh chính sách bảo vệ trẻ em di cư và tị nạn của EU

Trẻ tị nạn tham gia vào một lớp học tại thành phố Johannesburg, Nam Phi. Ảnh: AFP

Trong báo cáo Giám sát Giáo dục Toàn cầu cho năm 2019, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) cho hay, số lượng trẻ em di cư và tị nạn trong độ tuổi đi học tăng 26% kể từ năm 2000 lên khoảng 18 triệu trẻ.

Khoảng 1/2 số người buộc phải di dời trên thế giới là những người dưới 18 tuổi, và thường có ít khả năng tiếp cận với các hệ thống giáo dục công lập ở những quốc gia, nơi họ đang xin tị nạn.

Ngay cả khi họ không bị bỏ qua hoàn toàn, các quốc gia chủ nhà cũng thường thiếu các nguồn lực để cung cấp những lớp học ngôn ngữ và đảm bảo sự hoà nhập của trẻ tị nạn.

Cụ thể, Lebanon và Jordan, nơi có số lượng người tị nạn bình quân đầu người cao nhất khi người dân bỏ chạy khỏi cuộc nội chiến ở quốc gia láng giềng Syria, đã và đang áp dụng các lớp học buổi sáng và buổi chiều riêng biệt cho công dân và người tị nạn.

Ngay cả Đức, quốc gia giàu có này cũng sẽ cần đến 42.000 giáo viên mới để cung cấp chương trình giáo dục phù hợp cho trẻ em tị nạn được tiếp nhận, một phần của chính sách mở cửa của Thủ tướng Đức Angela Merkel được ban hành vào năm 2015.

"Giáo dục là chìa khóa để bao trùm và gắn kết. Sự đa dạng mở rộng trong lớp học, trong khi là thách thức đối với các giáo viên, cũng có thể giúp tăng cường sự tôn trọng đối với sự đa dạng, đồng thời là cơ hội để học hỏi từ những người khác", Giám đốc của UNESCO, bà Audrey Azoulay nhận định trong một tuyên bố.

Báo cáo nói trên cũng phát hiện rằng, những người di cư thế hệ đầu tiên đại diện cho 18% học sinh ở các quốc gia có thu nhập cao trong năm 2017, tăng từ 15% trong năm 2005, tương đương với 36 triệu học sinh.

Tuy nhiên, ở Liên minh châu Âu (EU), những học sinh này có khả năng gấp đôi rời khỏi hệ thống giáo dục sớm, so với các học sinh bản địa.

Trong khi đó, ở 34 quốc gia thành viên thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), 32% ít có khả năng về trung bình đạt được các kỹ năng đọc, học toán và khoa học vào năm 2015.

"Các quốc gia không thể nghĩ rằng, công việc được hoàn tất một khi người di cư đến trường. Chúng kết thúc bằng việc học chậm hơn hoặc ở các cơ sở có nguồn lực hạn chế tại những vùng lân cận gặp khó khăn", ông Manos Antoninis, người đứng đầu của báo cáo giáo dục cho biết.

Bên cạnh đó, UNESCO lưu ý, trong 2 năm kể từ khi thông qua Tuyên bố New York về người tị nạn và di cư vào năm 2016, người tị nạn đã bỏ lỡ tổng cộng 1,5 tỷ ngày đến trường.

Thanh Ngân (Lược dịch từ AFP)

 

 


 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính
Doanh nghiệp nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính

Nhằm hạn chế diễn biến tiêu cực của biến đổi khí hậu thì giảm phát thải khí nhà kính là yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp (DN) trên toàn cầu. Việt Nam đã có lộ trình thực hiện giảm phát thải để hướng đến phát triển bền vững.

Nỗ lực từ tập thể và cá nhân
Nỗ lực từ tập thể và cá nhân

Với nhiều nỗ lực và đóng góp trong thời gian qua, tập thể Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Hồng Vân cùng nhiều cá nhân trong đơn vị được Bộ Tư lệnh Biên phòng tặng bằng khen; được đề nghị Bộ Quốc phòng tặng bằng khen và được UBND tỉnh tặng cờ thi đua, bằng khen.

Dập bản Cửu đỉnh
Dập bản Cửu đỉnh

Để lưu trữ bản gốc của Cửu đỉnh, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã sao chép Cửu đỉnh bằng phương pháp dập bản. Tư liệu này cũng là “khuôn” để đúc Cửu đỉnh trong trường hợp cần làm một phiên bản.

Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững
Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững

Các quốc gia sẽ xem xét tiến trình hướng đến việc chuyển đổi các hệ thống lương thực trên toàn thế giới tại một hội nghị thượng đỉnh dự kiến sẽ được tổ chức ở thủ đô Rome (Italy) vào tháng 7 này. Đây là thông tin vừa được Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Amina Mohammed và Phó Thủ tướng Italy Antonio Tajani công bố.