Chủ Nhật, 17/05/2015 14:16

Liên Hiệp quốc kêu gọi chấm dứt chiến dịch quân sự ở Myanmar nhắm vào người Rohingya

Các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc ( LHQ) vừa lên tiếng kêu gọi các nhà chức trách Myanmar chấm dứt chiến dịch quân sự chống lại người Hồi giáo Rohingya, bất chấp sự phản đối của một số quốc gia khác trong khu vực.

Myanmar: Động thái của Liên Hiệp quốc có thể gây tổn hại các cuộc đàm phán với BangladeshGia tăng tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Rohingya

Hơn 600.000 người Hồi giáo Rohingya chạy trốn khỏi Myanmar kể từ khi chiến dịch quân sự ở tiểu bang Rakhine nổ ra vào cuối tháng 8/2017. Ảnh: CNA

Nghị quyết có được từ kết quả bỏ phiếu đã được Đại hội đồng LHQ thông qua, trong bối cảnh tình trạng bạo lực ở đất nước này đang ở mức đáng báo động.

Theo nghị quyết được soạn thảo bởi Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC), LHQ yêu cầu chính phủ cho phép nhân viên cứu trợ tiếp cận địa bàn, triển khai nhiều gói hỗ trợ thiết thực, đảm bảo cho một lượng lớn người Hồi giáo Rohingya hồi hương an toàn và cấp quyền công dân cho người Hồi giáo Rohingya. Ngoài ra, nghị quyết yêu cầu Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres chỉ định một phái viên đặc biệt đến Myanmar, để trực tiếp quản lý và giám sát tiến độ cứu trợ.

Phát biểu tại hội nghị, Đại sứ Saudi Abdallah al-Mouallimi khẳng định cấp quyền công dân cho người Hồi giáo Rohingya là một quyết định đúng đắn. Trong lúc LHQ cũng nhất trí kêu gọi Myanmar “đảm bảo không sử dụng vũ lực quân sự quá mức ở tiểu bang Rakhine”.

Trước đó, đã có hơn 600.000 người hồi giáo Rohingya đã chạy trốn khỏi Myanmar, với mục đích tránh bạo lưc từ chiến dịch quân sự ở tiểu bang Rakhine vào cuối tháng 8/2017 vừa qua.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam góp phần thúc đẩy vai trò của NPT đối với an ninh toàn cầu
Việt Nam góp phần thúc đẩy vai trò của NPT đối với an ninh toàn cầu

Đêm 26/8, tức trưa 27/8 (giờ Việt Nam), Hội nghị lần thứ 10 kiểm điểm Hiệp ước Không phổ biến hạt nhân (NPT) đã kết thúc sau gần 4 tuần tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), New York (Mỹ) với những cuộc thảo luận sâu rộng về những chủ đề mới trong 3 trụ cột chính của hiệp ước gồm giải trừ vũ khí hạt nhân, chống phổ biến hạt nhân và sử dụng công nghệ hạt nhân vì mục đích hoà bình. Tại đây, Việt Nam đã góp phần thúc đẩy vai trò của NPT đối với an ninh toàn cầu.