Thứ Sáu, 19/06/2020 18:33

Linh hoạt điều hành chính sách tài chính

Đó là yêu cầu Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2022 và triển khai nhiệm năm 2023 diễn ra chiều 19/12.

Nuôi dưỡng nguồn thu, động lực trong tăng thu ngân sáchThu ngân sách ngành Thuế năm 2022 bằng 124% dự toánTuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi

Các chính sách tài chính tạo hiệu ứng tốt cho phát triển kinh tế 

Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

Báo cáo tổng kết công tác năm 2022 của Bộ Tài chính nêu rõ, năm 2022, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, Bộ Tài chính đã chủ động điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, ứng phó hiệu quả.

Các giải pháp chính sách tài khóa, đồng bộ với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác đã tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phục hồi kinh tế, kết hợp với tăng cường công tác quản lý thu, tạo tác động tích cực đến kết quả thu NSNN năm 2022.

Tính đến ngày 15/12/2022, thu NSNN đạt 1.691,8 nghìn tỷ đồng, vượt 19,8% dự toán, cao hơn 78 nghìn tỷ đồng so với đánh giá thực hiện cả năm đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10, 11/2022). Trong đó, thu ngân sách Trung ương vượt 19,3% dự toán; thu ngân sách địa phương vượt 20,4% dự toán. Từ nay đến cuối năm, Bộ Tài chính tiếp tục phấn đấu thu NSNN đạt ở mức cao hơn.

Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đề ra trong năm 2023, Bộ Tài chính đề ra một số giải pháp lớn gồm: Tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu ưu tiên giữ vững nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi và phát triển bền vững các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Tăng cường công tác quản lý thu; tích cực hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển kinh tế, nuôi dưỡng nguồn thu.

Tổ chức điều hành chi NSNN năm 2023 chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực cho phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kiểm soát chặt chẽ bội chi, nợ công, các nghĩa vụ nợ dự phòng của NSNN, nợ của chính quyền địa phương, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. Hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế kiểm tra giám sát đảm bảo sự vận hành ổn định, an toàn của thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Tập trung tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; đẩy nhanh tiến độ thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm dự toán thu NSNN…

Tin, ảnh: VĂN BỐN 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM